Tự làm hồ sơ du học Nhật có hay không?
Với những bạn có ý định du học Nhật Bản đặc biệt theo kiểu vừa học vừa làm thì không biết đã bao các bạn nghĩ rằng mình sẽ tự làm hồ sơ du học để tiết kiệm chi phí cho bản thân và gia đình chưa?
Sau đây mình xin đưa ra 7 kinh nghiệm xương máu khi làm hồ sơ du học Nhật để giúp các bạn tự tin hơn và tránh những rủi ro khi tự làm hồ sơ nhé.
Hỏi thật kỹ thông tin trước khi làm hồ sơ du học
Kinh nghiệm này liên quan đến vấn đề học tiếng Nhật. Trước khi bạn nộp đơn xin giấy phép du học, bạn cần gọi cho trường để hỏi về một số vấn đề như: thời gian trường tuyển sinh là khi nào, hiện tại còn nhận hồ sơ không, đăng ký hồ sơ trên cần những giấy tờ nào, những giấy tờ đấy có thể lấy ở đâu và sẽ gửi cho bộ phận nào của trường, ... Sau khi biết được đường đi nước bước bạn hãy bắt tay vào luôn. Một số trường có hỗ trợ tiếng Việt, nhưng có nhiều trường không có nhân viên biết tiếng Việt Nam nên bạn cần biết đủ tiếng Nhật để hỏi được những vấn đề thắc mắc
Bạn phải học thật tốt tiếng Nhật ( N4 )
Để có thể tự làm hồ sơ du học, bạn nhất định phải học thật tốt tiếng Nhật để ít nhất có thể hiểu và giao tiếp cơ bản tương đương với mức N4. Chắc các thắc mắc tại sao bạn cần phải học tiếng Nhật rất tốt trước khi đến Nhật Bản phải không? Đơn giản bạn sẽ có rất nhiều lợi thế khi xét duyệt hồ sơ du học và nghe hiểu để bạn có thể hỏi các thông tin làm hồ sơ từ trường bạn đăng ký.
Tất cả thông tin phải chính xác với các các giấy tờ gốc
Một số bạn có thể không để ý và bị xét duyệt trượt hồ sơ du học vì điền sai thông tin trong mẫu đơn đăng ký du học Nhật Bản. Vì vậy các bạn hãy chắc chắn rằng mọi thông tin mà các bạn điền trong hồ sơ trùng khớp với giấy tờ gốc đi kèm.
Dịch thuật công chứng cần bắt buộc phải thuê dịch vụ
Không giống như các giấy tờ đơn giản trong sơ yếu lý lịch của bạn, nhà trường yêu cầu bạn phải có bản lý lịch bằng tiếng Nhật được chứng nhận. Bạn không thể thực hiện bản dịch có công chứng theo cách thông thường mà cần phải nhờ các trung tâm dịch thuật chứng nhận cho các tài liệu này.
Lưu ý : Các bạn hoàn toàn không được tự làm dịch thuật công chứng.
Kiểm tra lại hồ sơ sau khi gửi
Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc hồ sơ gửi đi rồi sao còn cần kiểm tra lại làm gì?
Để có thể chắc chắn nhất bạn cần phải kiểm tra lại nhé. Bạn cần hỏi xem bên chuyển phát nhanh bao giờ bưu phầm của bạn sẽ đến nơi và hãy gọi lại cho bên phía nhà trường để kiểm tra lại xem trường nhận được hồ sơ chưa. Nếu hồ sơ du học Nhật của bạn bị thất lạc bạn cần hoàn thiện lại bộ hồ sơ khác để gửi lại cho trường.
Đừng chủ quan về vấn đề này, nó rất quan trọng.
Chứng minh tài chính tự làm
Một trong những giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ du học Nhật là chứng minh tài chính du học. Bạn có thể tự làm chứng minh tài chính của mình theo yêu cầu của trường, nhà trường sẽ gửi cho bạn một hướng dẫn cho các giấy tờ này. Bạn có thể làm theo hướng dẫn của nhà trường và không khó khăn gì cả.
Luôn luôn sẵn sàng để trả lời điện thoại bất cứ lúc nào
Sau khi bạn nộp hồ sơ du học xong, rất có thể trường sẽ gọi cho bạn để thông báo đã nhận được hồ sơ hoặc hồ sơ của bạn đang thiếu một số giấy tờ hoặc họ cũng có thể hỏi bạn một số câu hỏi,..Vì vậy, bạn nên chờ đợi xác nhận của trường học và chờ điện thoại.
Trên đây là 7 kinh nghiệm quan trọng khi làm hồ sơ du học Nhật dù theo bất kỳ hình thức nào mà các bạn bắt buộc phải biết . Ngoài 7 kinh nghiệm trên thì còn rất nhiều kinh nghiệm khác nữa. Nhưng trên đây là những kinh nghiệm quan trọng nhất, vì vậy các bạn hãy tìm hiểu kỹ để có thể tự làm cho mình một bộ hồ sơ du học đầy đủ và tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian nhất nhé. Trung tâm tư vấn du học Nhật Bản uy tín Line luôn đồng hành cùng bạn trên con đường du học Nhật Bản.