Bốn đặc trưng của trường Trung cấp chuyên nghiệpFAQ trường dạy nghề

   i) Đào tạo nhiều chuyên ngành đáp ứng nhu cầu của ngành sản xuất.


 Khác với việc đào tạo chỉ chú trọng tới lý thuyết tại các trường Đại học và Cao đẳng, thì tại các Trung cấp chuyên nghiệp lại hướng mục tiêu vào giảng dạy những môn học phục vụ thực tiễn. Chương trình môn học được xây dựng phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu của các ngành sản xuất. Trường Trung cấp chuyên nghiệp đóng một vai trò nòng cốt trong việc đào tạo nhân lực. Chương trình đào tạo được biên soạn lấy trọng tâm là thực nghiệm và thực tập. Đội ngũ giáo viên là những người có kinh nghiệm thực tiễn.

 ii) Mục đích đào tạo là nhằm đạt chứng chỉ các loại nghề


 Nhật Bản là xã hội của bằng cấp. Mỗi nghề đều phải có chứng chỉ riêng. Có rất nhiều kỳ thi kiểm định được thiết lập để đánh giá việc nâng cao trình độ trong mỗi nghề. Mục tiêu lớn nhất của các trường Trung cấp chuyên nghiệp hoạt động theo phương châm đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất là lấy được chứng chỉ của các ngành nghề và thi đỗ qua các kỳ thi kiểm định.

 iii) Cấp bằng “Người có chuyên môn” hoặc “Người có chuyên môn cao”. Thi lên Đại học và Cao học


 Những gần đây, các trường Trung cấp chuyên nghiệp được xác định vị trí là cơ sở giáo dục sau phổ thông. Năm 1994, các trường Trung cấp chuyên nghiệp đã cấp bằng “Người có chuyên
môn” cho những học sinh tốt nghiệp đã hoàn thành chương trình học trên 2 năm, với tổng số giờ học trên 1700 giờ. Bằng chứng nhận này xác nhận học sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp ngắn hạn. Từ năm 1997, những du học sinh của các trường Trung cấp chuyên nghiệp đã được cấp chứng chỉ được mở đường làm việc giống như sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng. Hơn nữa, từ năm 1999, những học sinh đã hoàn thành chương trình học trên 2 năm, với tổng số giờ học trên 1700 có thể học chuyển tiếp lên đại học.
  Từ năm 2006, những học sinh đã hoàn thành chương trình học 4 năm và đáp ứng một số điều kiện nhất định thì được cấp bằng “Người có chuyên môn cao” và được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn tham gia kỳ thi Cao học.

 iv) Mở thêm “Chương trình giảng dạy chuyên môn thực tiễn”


 Bắt đầu từ tháng 4/2014,các trường Trung cấp chuyên nghiệp và các công ty sản xuất, kinh doanh phối hợp chặt chẽ và mở ra “Chương trình giảng dạy chuyên môn thực tiễn” có tính thực tiễn và hiệu quả cao. Chương trình được các chuyên gia hàng đầu của Bộ Kinh tế và Công nghiệp thẩm định, là một minh chứng cho sự kỳ vọng vào tính chuyên môn, bồi dưỡng nhân tài có chuyên môn cao của chương trình này.

 v) Là cơ sở giáo dục sau phổ thông với cơ chế mở và nhiều tầng lớp xã hội theo học


 Hơn 90% sinh viên Cao đẳng là học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông. Trên 90% sinh viên đại học là học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc sau tốt nghiệp từ 1 đến 2 năm. Học viên của Trung cấp chuyên nghiệp là khoảng 70% học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông. Cứ bốn học viên thì có một người đã đi làm hoặc đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng. Nguyên nhân chính của việc học viên trường Trung cấp chuyên nghiệp có độ tuổi, trình độ học vấn khác nhau là do khóa đào tạo chỉ hơn 1 năm, rất linh hoạt, có thể tiếp thu được các kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật và được cấp chứng chỉ nhiều ngành nghề khác nhau. Để có được những kỹ năng chắc chắn hơn trong công việc, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng lại đi học ở trường Trung cấp chuyên nghiệp. Ước tính hàng năm có khoảng 8% số học sinh nhập học ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp là người đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng.

Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017