Hành trình du học, đặc biệt là du hoc Nhat Ban vua hoc vua lam chưa bao giờ là hành trình dễ dàng, và bằng phẳng. Chỉ khi lắng nghe những câu chuyện chân thật từ sinh viên đã và đang trải nghiệm, ta mới có thể thấy thực tế đang hiện hữu của xu hướng này.
Con đường bắt đầu hành trình du học Nhật Bản ước mơ
Từ trước đến nay, du học vẫn luôn là ước mơ đẹp nhưng xa vời vì những khó khăn trong điều kiện học bổng, cũng như chi phí đắt đỏ của du học tự túc Nhật Bản. Du học Nhật Bản vừa học vừa làm xuất hiện như một cánh cửa mở ra cơ hội đi du học cho sinh viên, khi điều kiện tài chính chưa đảm bảo. Việt Nam xếp thứ 2 trong top những quốc gia có nhiều du học sinh tại Nhật Bản nhất. Đa phần những du học sinh này đều bước chân trên con đường vừa học vừa làm, và tạo nên trào lưu bùng nổ thời gian gần đây.
Lựa chọn này giúp giảm gánh nặng chi phí đối với gia đình du học sinh, nhưng lại gia tăng áp lực tài chính với chính sinh viên. Nhưng với khát khao học tập, tuổi trẻ khám phá và trải nghiệm, sẵn sàng đối đầu với thử thách, các bạn sinh viên vẫn hăng hái lên đường, chinh phục mục tiêu. Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã giúp sinh viên có thêm những góc nhìn, và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho hành trình dài, gian nan phía trước. Tuy nhiên, thực tế khả năng và bản lĩnh mỗi người đều khác nhau, dẫn đến con đường gặp nhiều chông gai bất ngờ, không giống như những câu chuyện đã được chia sẻ. Đã có những sinh viên bỏ cuộc, cũng có những sinh viên chọn sai hướng đi trên hành trình đó.
Nếu sinh viên đang “mơ” về “việc nhẹ lương cao”, môi trường học tập lý tưởng, nhiều thời gian rảnh rỗi để du ngoạn đó đây, thì đó chỉ là gam màu tươi sáng của con đường du học. Những khó khăn về sự khác biệt, mệt mỏi vì áp lực học phí và làm việc theo ca tương đối dày đặc sẽ là những gam màu đa dạng và thú vị khác khiến hành trình du học của sinh viên thêm trọn vẹn.
Hiện thực câu chuyện du học Nhật Bản vừa học vừa làm
Bên kia của những ước mơ luôn là những khó khăn, thử thách. Hãy bắt đầu bằng câu chuyện về tìm kiếm công việc làm thêm. Như đã biết, du học sinh chỉ được phép làm việc 28 tiếng/ tuần, và 40 tiếng/ tuần với tuần nghỉ lễ. Hầu hết các nhà trường đều có bản tin cập nhật công việc cho du học sinh hàng tuần, dựa trên sự giới thiệu của các địa chỉ uy tín. Tuy nhiên, số lượng công việc còn hạn chế so với lượng du học sinh lớn ở các trường đại học. Khá nhiều sinh viên muốn tìm kiếm công việc phù hợp phải tự tìm kiếm, hoặc nhờ sự giới thiệu từ các anh chị tiền bối. Trả lương theo giờ, và năng suất công việc chính là lý do khiến sinh viên phải làm thêm nhiều việc, nhiều ca để tận dụng hiệu quả nhất thời gian được cho phép. Hậu quả có thể dẫn dàng nhận thấy là sự mất tập trung, ngủ gật trong các tiết học trên lớp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập của sinh viên.
Câu chuyện thứ hai về bản chất công việc làm thêm của sinh viên. Đa phần du học sinh chỉ nhận được các công việc lao động chân tay tương đối vất vả như: rửa bát, lau dọn vệ sinh, trông coi cửa hàng tạp hóa,... may mắn hơn là các công việc dịch thuật Tiếng Việt, làm thêm cho cửa hàng của Việt Kiều tại Nhật Bản nếu có trình độ. Thực tế đó giải thích cho áp lực căng thẳng, sự suy giảm về sức khỏe của một bộ phận sinh viên. Để có thể trang trải hầu hết chi phí du học, sinh viên phải tăng cường số giờ làm thêm, thậm chí quá số giờ quy định. Đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi cảnh sát phát hiện ra các sinh viên vi phạm này, xử lý khá phức tạp do liên quan đến luật pháp của hai quốc gia. Chính điều đó chỉ ra những thực tế “không như mơ” của du hoc Nhat Ban vua hoc vua lam.
Không thể phủ nhận tính tiềm năng của con đường du học Nhật Bản vừa học vừa làm, nhưng những thực tế khó khăn thì không phải sinh viên nào cũng có thể đối mặt và vượt qua. Vì vậy, sinh viên và gia đình nên có cái nhìn toàn diện, và suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Trung tâm tư vấn học Nhật Bản Line chúc bạn thành công với lựa chọn của mình.