Thực tế thì... phạm vi đề mục của bài này khá rộng...Đây là một câu chuyện thực tế của những người đã từng thường xuyên tới Nhật Bản làm việc trong khi không hề quen bất cứ ai ở Nhật Bản. Và hôm nay tôi cũng sẽ kể cho các bạn nghe về những kinh nghiệm du học Nhật Bản của bản thân nhưng nhất thiết phải tuân theo khi sống ở Nhật Bản.
Đầu tiên điều chúng ta cần phải ghi nhớ đó là câu tục ngữ “Góp gió thành bão”.
Những ví dụ được giới thiệu ở đây là những tình huống rất ngắn mà tôi đã gặp. Những tình huống ngắn này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian là vài tháng gần đây thôi. Hi vọng rằng các bạn có thể trực tiếp cảm nhận được những điều mà tôi sẽ kể sau đây.
Đây là câu chuyện bí mật nếu bạn nào chưa từng trải qua thì tuyệt đối sẽ không hiểu được đâu.
Tình huống đầu tiên…
Sau khi đến Nhật Bản… tôi đã đi làm thẻ chứng minh người nước ngoài và mở một tài khoản tại ngân hàng. Họ đưa cho tôi tờ giấy đăng kí và nói với tôi hãy điền vào đó… Khó khăn lắm tôi mới viết xong được, và cuối cùng tôi cũng hoàn tất việc lập tài khoản. Thực ra thì tôi hoàn toàn không hiểu nhân viên ngân hàng đang nói gì nữa, thực sự thì tôi đã phát bực vì mình và cả nhân viên ngân hàng nữa. Vì thế tôi đã phải đến ngân hàng rất nhiều lần về chuyện mở tài khoản… Cuối cùng thì tôi cũng đã hiểu được họ đang muốn nói gì.
Tôi có đến hơn 10 cái sổ tài khoản. Tôi cũng không còn mấy mặn mà với sở thích sưu tập thẻ tiền mặt nữa…
Thêm nữa... đây là một câu chuyện của một người khác giống tôi cũng từng sống ở Nhật Bản. Ở Việt Nam khi ra đường mọi người rất thường hay che mặt nên rất khó để làm quen. Sau khi đến Nhật Bản, tôi lại có thể bắt chuyện dễ dàng với các bà mà tôi gặp ở công viên. Nếu đi đường bắt gặp một chú chó đáng yêu, tôi có thể vuốt ve và nói chuyện với chủ nhân của chúng. Một cách làm quen rất tự nhiên đúng không?
Tình huống thứ hai…
Hỏi đường cho dù mình đã biết con đường đó rồi… đây cũng có thể coi là phương châm của cuộc sống ở Nhật Bản đấy.
Khi đi đến ga xe lửa thì hãy bắt chuyện và hỏi đường những người nhân viên ở đó. Phải đi đến đâu đến đâu… đây là lần đầu tiên tôi tới đây…vì tôi là người nước ngoài nên không biết cách đi đường…bạn hãy chỉ giúp tôi với… Hầu hết các nhân viên ở ga xe lửa đều rất thân thiện, đặc biệt là những nhân viên trẻ tuổi…
Bằng thái độ nhã nhặn, ân cần, chân thành và nhiệt tình họ đã giải thích và làm mẫu cho tôi làm sao để đi đến nơi mà tôi muốn. Những lúc như vậy bạn chỉ cần nói những câu thật lịch sự bằng một gương mặt biết ơn đầy vui vẻ và hân hoan.
"どうも、ありがとうございます"。
Nếu như lần nào cũng đến ga đó và hỏi đúng nhân viên đó thì có thể gây ra những tác dụng phụ là họ sẽ lảng tránh bạn đấy. Nếu làm như vậy cũng rất dễ gây ra sự hiểu lầm.
Bạn có thể hiểu được điều này được chứ?
Đi đến đâu là hỏi đường đến đó. Đặc biệt nếu bạn có thời gian rảnh dỗi hãy đi dạo xung quanh trường và thử hỏi đường
một bạn sinh viên mà bạn có ấn tượng tốt, họ sẽ trả lời bạn một cách rất tỉ mỉ đó. Nếu cứ hay hỏi đường như vậy không biết chừng bạn sẽ quen được một người bạn tốt đấy.
Tình huống thứ ba
Đây là câu chuyện của tôi. Ở đô thị lớn, có rất nhiều người đưa ra bảng điều tra thăm dò ý kiến ở trên đường. Hãy tiến đến trước mặt họ và bắt chuyện với họ. Đó là cơ hội một mũi tên trúng ba đích đấy. Bên cạnh việc luyện tập nói những mẫu câu ngắn, những đoạn hội thoại thì bạn cũng có thể nhận được những đồ vật lưu niệm nhỏ. Tôi cũng đã từng đi vào trong một văn phòng nào đó, và làm bài khảo sát thăm dò ý kiến trong vòng 30 phút. Họ đã hỏi từng câu hỏi một. Tâm trạng được phỏng vấn cũng hết sức thú vị.
Tình huống thứ tư.
Đây là lời khuyên mà một bạn du học sinh Nhật Bản đã khuyên tôi trong lần đầu tiên tôi đến Nhật Bản. Nếu như bạn đến quán trà nhưng bạn không muốn trả tiền thì bạn có thể đi đến công viên cũng được. Ở đó, bạn sẽ tìm được những người để nói chuyện một cách rất dễ dàng.
Nếu nhìn thấy những người cao tuổi trông có vẻ rất rảnh rỗi đang ngồi ở nơi như trên băng ghế dài thì bạn có thể nhanh chóng ngồi lại gần đó. Ít nhất là 30 phút nhé, họ sẽ bắt chuyện với bạn.
Cũng có trường hợp có tác dụng trái chiều là khi bạn phải đi nhưng bạn sẽ không thể kết thúc câu chuyện với người đó đâu.
Tình huống thứ năm…
Một người bạn nào đó không giỏi tiếng Nhật, đã quyết tâm đi làm thêm ở sân trượt tuyết vào mùa đông. Cậu ấy phân phát tờ quảng cáo… và lên lịch trình. Kì phỏng vấn để chọn nhân viên làm thêm tại sân trượt tuyết là từ cuối tháng 10 đến trung tuần tháng 11, đặc biệt là đầu tháng 11 là trọng tâm của kỳ phỏng vấn. Bạn gọi điện sớm sau đó lên lịch phỏng vấn… thì bạn có thể sắp xếp cuộc phỏng vấn theo thời gian mình muốn…vì có nhiều công ty sẽ đặt lịch địa điểm phỏng vấn ở Harajuku, Shibuya nên một ngày bạn có thể đi phỏng vấn tại rất nhiều địa điểm…
Những bạn đi phỏng vấn thực tập chắc sẽ không đi làm đâu. Vì không ai muốn mùa đông lại phải làm việc ở sân trượt tuyết cả. Hi vọng họ sẽ nhận được phí đi lại, phí điện thoại khi đi phỏng vấn thực tập.
Tình huống thứ sáu
Ban đầu khi đến Nhật Bản, tôi được mệnh danh là bà chúa của báo lá cải. Không phải là vì tôi đi phân phát báo lá cải mà là. Người ta đưa cho tôi tờ báo đó và tôi thu thập chúng lại. Buổi tối khi về đến nhà tôi sẽ lôi tất cả các loại báo lá cải, khoảng vài chục tờ ra. Tờ báo không chỉ có câu chuyện về học tiếng Nhật mà còn có rất nhiều những câu chuyện như thông tin cuộc sống xung quanh, thông tin về văn hóa khoa học, thông tin về du lịch,…
Tình huống thứ 7…
Các bạn thấy bộ chữ tiếng Nhật Katakana như thế nào ạ? Những bạn hơi yếu Katakana, nhiều hơn ngoài dự tính. Đó là trong số những người giỏi tiếng Nhật. Nhưng theo tôi thấy thì nhiều người đến Nhật Bản thường không biết viết chữ Katakana thì phải?
Vậy nếu đi xe lửa… đặc biệt là đi một mình bạn sẽ làm gì? Những lúc như thế bạn sẽ gián mắt vào một tờ quảng cáo treo trên nóc tàu hoặc là một cái quảng cáo trên tạp chí nào đó và thường viết Katakana. Vì thế bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana là thứ tuyệt đối không được bỏ qua hay lơ là, bạn biết chứ? Ít nhất thì bạn cũng cần phải đọc được chúng một cách rành mạch để hiểu.
Tình huống thứ tám.
Bạn có ti vi ở trong nhà trọ chứ? Không có gì là không thể làm cả, vậy bạn sẽ cũng có một cái đài chứ. Bạn cũng đừng tiết kiệm tiền điện làm gì nhé. Khi bạn ở nhà, cho dù bạn xem hay không xem thì cũng hãy bật ti vi lên nhé. Để tiếng Nhật lúc nào cũng vang bên tai bạn. Và bạn cũng đừng coi thường những bản tin quảng cáo nhé. Những mẫu quảng cáo được lập đi lập lại một cách liên tục một nội dung giống hệt nhau, tự động nó sẽ trở thành một bài luyện tập lập đi lập lại dành cho bạn đấy.
Thực ra thì tôi cũng thấy quan tâm đến mấy vấn đề này, cũng định là sẽ đăng hết một lúc đấy nhưng nếu làm như vậy thì rất dễ dàng bị kiệt sức. Nếu đang đi đường mà nghĩ ra điều gì đó bạn hãy thử ghi lại xem. Việc ghi chép lại như một thói quen cũng rất tốt mà.
Hi vọng là các bạn có thể cảm nhận được điều đó.
Xem thêm: