Tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường tại Việt Nam đang ở mức báo động, với con số 200.000 cử nhân thất nghiệp năm 2016. Những thống kê, thông báo này đang làm hoang mang những sinh viên có nguyện vọng, mong muốn làm việc trong lĩnh vực này. Du học Nhật Bản ngành kinh tế có phải giải pháp giúp sinh viên tránh được vấn nạn này ? Cùng du học Nhật Bản Line phân tích một số khía cạnh, để tìm ra câu trả lời.
Khía cạnh chính lựa chọn du học Nhật Bản ngành kinh tế
Bài học từ nền kinh tế hàng đầu
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn mạnh, và bền vững, luôn duy trì vị trí vững chắc trong nhóm G20 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Vươn lên từ những khó khăn, và thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, Nhật Bản đã tạo ra sự phát triển “thần kỳ”, với những thành tựu to lớn, bước nhảy vọt đột phá. Giữa lúc kinh tế thế giới lao đao vì khủng hoảng, thất nghiệp, Nhật Bản vẫn vững vàng với những chỉ số tăng trưởng đều đặn, GDP bình quân cũng tăng không ngừng, tỷ lệ việc làm và cung ứng việc làm ổn định. Nhật Bản đã tiến những bước chậm mà chắc, không phụ thuộc quá nhiều vào các quốc gia khác.
Những định hướng và tầm nhìn dài hạn đó chính là điều du học sinh cần học hỏi, để trở về cống hiến cho đất nước. Đào tạo kinh tế của Nhật Bản cũng có sự khác biệt thương hiệu nhất định. Tư duy sinh viên được xây dựng là tư duy độc lập, sáng tạo, đột phá và cách giải quyết triệt để các vấn đề, xây dựng bộ máy toàn diện từ gốc đến ngọn. Chính vì vậy, du học Nhật Bản ngành kinh tế không chỉ là học hỏi về chuyên môn, chuyên ngành từng công việc, mà còn là học cách phát triển toàn diện, bao quát, và vươn ra thị trường rộng lớn hơn.
Lợi thế từ nền giáo dục chất lượng hàng đầu
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều chú ý tới ngôi trường bạn tốt nghiệp đầu tiên. Nhưng muốn thành công trong công việc, và ứng tuyển, năng lực mới thực sự là yếu tố quyết định. Hãy yên tâm vì giáo dục Nhật Bản có nhiệm vụ hoàn thiện cho bạn những kiến thức, kỹ năng đó, để bạn thành công và tiến xa hơn trên con đường học vấn.
Các tiết học lý thuyết được giảng dạy một cách lý thú, trực quan từ các ví dụ minh họa. Hoạt động nhóm, nghiên cứu, thuyết trình theo nhóm cũng là phương pháp được các giảng viên ưu ái lựa chọn, để tăng tính tương tác giữa các học viên, phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm cho sinh viên, và mục tiêu xa hơn là giúp sinh viên ghi nhớ bản chất kiến thức lâu hơn, áp dụng vào thực tế dễ dàng hơn.
Những kỳ thực tập tại các công ty, tập đoàn là cơ hội nhà trường giúp sinh viên rèn luyện, làm quen với công việc và môi trường làm việc thực tế. Học hỏi từ những trải nghiệm chưa bao giờ là đủ, đặc biệt với sinh viên còn thiếu về kinh nghiệm. Chính định hướng, và những hoạt động như thế, cuộc sống du học sinh Nhật Bản ngành kinh tế có sự khác biệt về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu hầu hết sinh viên tốt nghiệp đại học trong nước phải trải qua thời gian học việc khá dài, thì du học sinh có thể trực tiếp làm việc, xử lý công việc ngay, và thích ứng với môi trường mới khá nhanh.
Lợi thế từ xu hướng đầu tư, phát triển của kinh tế nước ta
Như đã biết, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về nguồn vốn ODA đầu tư vào nước ta. Ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản chọn Việt Nam là thị trường tiềm năng, nơi đặt nhà máy, phân xưởng sản xuất chủ lực. Xu hướng toàn cầu hóa, và hội nhập nền kinh tế sẽ mở ra ngày càng nhiều cơ hội cho những sinh viên có trình độ, và khả năng thực sự. Sinh viên du học Nhật Bản ngành kinh tế sẵn sàng chào đón xu thế đó, nắm bắt những cơ hội “vàng” cho bản thân, chinh phục những thử thách và hướng tới thành công.
Du học Nhật Bản ngành kinh tế sẽ thực sự là giải pháp giúp sinh viên vượt qua vấn nạn thất nghiệp hiện nay, nếu bạn chăm chỉ học tập, rèn luyện và tích lũy trong quá trình du học. Cơ hội luôn rộng mở với những sinh viên biết chủ động, năng động, và không ngừng cố gắng.
Công ty du học Nhật Bản Line luôn tự hào là người đồng hành cùng bạn trên con đường du học Nhật Bản.