FAQ chuẩn bị du học

Cũng giống như Hàn Quốc, ở Nhật Bản đang có chế độ chọn 6.3.3.4 Ngoài các trường có đối tượng nhập học là các học sinh nước ngoài đã học hết 12 năm phổ thông còn có các trường Cao đẳng và trường dạy nghề. Trường Cao đẳng là cơ quan giáo dục đào tạo trong khoảng 2 năm và phần lớn học sinh là nữ. Trường dạy nghề được chính thức thành lập lăm 1976 với mục điêu đào tạo nghề cho học viên. Thời gian học tùy theo từng trường và từng khoa kéo dài trong khoảng từ 1-4 năm, tuy nhiên phần lớn quá trình học trong vòng 2 năm. Trong những du học sinh đang học tại Nhật Bản, số lượng học sinh đang theo học tại các trường cụ thể là : đại học 35222 người, cao học 25146 người, cao đẳng 3774 người, trường dạy nghề 12324 người ( số liệu năm 2001). Đặc biệt có thể thấy  các trường dạy nghề rất được các học sinh yêu thích. Nội dung học của các trường các bạn vui lòng tham khảo nội dung trang sau.

Cũng giống như Hàn Quốc, ở Nhật Bản đang có chế độ chọn 6.3.3.4 Ngoài các trường có đối tượng nhập học là các học sinh nước ngoài đã học hết 12 năm phổ thông còn có các trường Cao đẳng và trường dạy nghề. Trường Cao đẳng là cơ quan giáo dục đào tạo trong khoảng 2 năm và phần lớn học sinh là nữ. Trường dạy nghề được chính thức thành lập lăm 1976 với mục điêu đào tạo nghề cho học viên. Thời gian học tùy theo từng trường và từng khoa kéo dài trong khoảng từ 1-4 năm, tuy nhiên phần lớn quá trình học trong vòng 2 năm. Trong những du học sinh đang học tại Nhật Bản, số lượng học sinh đang theo học tại các trường cụ thể là : đại học 35222 người, cao học 25146 người, cao đẳng 3774 người, trường dạy nghề 12324 người ( số liệu năm 2001). Đặc biệt có thể thấy  các trường dạy nghề rất được các học sinh yêu thích. Nội dung học của các trường các bạn vui lòng tham khảo nội dung trang sau.

Là một danh hiệu được trao cho những người tốt nghiệp các khoa, ngành , các khóa học cuẩ trường dạy nghề sau khi đã có đầy đủ các điều kiện nhất định.  Văn bằng chuyên ngành trao cho những người tốt nghiệp các khoa, ngành , các khóa học cuẩ trường dạy nghề sau khi đã có đầy đủ các điều kiện nhất định cũng giống như bằng “ cử nhân” của học sinh tốt nghiệp đại học và “văn bằng liên kết” của người tốt nghiệp trường dạy nghề bậc cao. Người đáp ứng đủ ba điều kiện sau sẽ được cấp văn bằng chuyên môn của ngành đã được bộ trưởng bọ giáo dục công nhận.

  1. Thời gian tham gia tiết học từ 2 năm trở lên.
  2. Hoàn thành tổng số thời gian học cần thiết là 1700 giờ.
  3. Đã được công nhận hoàn thành các khóa học và các kỳ thi đánh giá năng lực theo nguyên tắc.

Cần chọn những trường phù hợp với mục đích cũng như hoàn cảnh của bản thân để đi du học Nhật Bản. Nói một cách cụ thể hơn thì…
① phù hợp với mục dích có các khóa học thông thường, các khóa học mới nhập học...
② Trường có phân chia thành các lớp theo từng cấp bậc để có thể được học ở lớp phù hợp với trình độ của bản thân hay không.
③ nếu nhập học  thì trường có các bài giảng về các môn học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học, xã hội hay không.
④ Môi trường đào tạo xung quanh có tốt không.
⑤ Điều kiện sinh hoạt, ký túc xá có tốt hay không.
⑥ Có đầy đủ hướng dẫn nhập học, hướng dẫn sinh hoạt hay không.
⑦ kết quả nhập học có xuất sắc không.
⑧ Số lượng giáo viên có đủ so với số học sinh hay không.
⑨ Mức học phí có phù hợp với số tiết gọc, số giáo viên và cơ sở vật chất của trường không.
⑩ trong khi du học, đi học thì chứng nhận cư trú như thế nào.
⑪ thời gian học là cả ngày hay nửa ngày.
⑫ Hy vọng  kiểm tra tỷ lệ học sinh nước ngoài một cách cẩn thận.

 

 

Tất nhiên là có. Có hai chế độ giới thiệu nhập học. Thứ nhất là chế độ dành cho tất cả mọi người chỉ cần đáp ứng được tất cả điều kiện giới thiệu. Thứ hai là chế độ mà chỉ dàng cho những học viên đặc biệt được giới thiệu vào những trường có quan hệ liên kết với trường dạy ngôn ngữ.

Vì vậy, cho dù bước khởi đầu bạn chọn trường Nhật Ngữ khi đi du học Nhật Bản thì cơ hội học lên đại học sau này luôn mở rộng cho bạn. 

duhocnhatbanline.com

 

Nhiều bạn hỏi rằng chỉ bằng việc làm thêm có thể du học Nhật Bản không? Nếu nói thực tế kết luận lại thì không thể. Nếu có thể nhận học bổng thì khả năng sẽ cao hơn rất nhiều. Đầu tiên hãy thử xem tổng thời gian học tập 6 năm bao gồm 2 năm học ngôn ngữ và 4 năm học đại học.

 Đa số du học sinh học nhanh nhất là sau ba tháng học ngôn ngữ có thể tìm việc làm thêm. Nếu ở khu vực xung quanh có nhiều cửa hàng hay các tòa nhà của Hàn Quốc thì sẽ có thể tìm việc làm thêm nhanh hơn.

 Mỗi tuần là 28 tiếng vậy 4 tuần 112 tiếng. nếu mỗi tiếng có thể nhận 800 yên tiền lương thì mỗi tháng là 90000 yên. Trong các ngày bình thường mỗi ngày làm 4 tiếng thì 5 ngày là 50 tiếng nhưng nếu làm 8 tiếng vào cuối tuần thì tiền lương bao gồm cả lương làm vào ngày nghỉ và lương làm thêm giờ sẽ vào khoảng 105000 yên. Sau khi trừ thuế và các chi phí khác thì mỗi tháng là 95000 yên.

Mỗi tháng 95000 yên -> 23 tháng là 2180000 yên.

Mức sinh hoạt phí bình thường ở Nhật và khoảng 40000 yên. Bởi vì vào đầu năm học đã phải nộp phí ở ký túc xá rồi nên sinh hoạt phí hàng tháng không tính tiền ký túc xá là 40000 yên. Như vậy 23 tháng là 920000 yên.

 Trong tổng học phí của 2 năm học ngôn ngữ thì trừ học phí của năm đầu tiên đã đóng ngay từ đầu thì chỉ còn lại học phí một năm là 600000 yên. Như vậy ít nhất cũng phải chi 1520000 yên và chỉ còn lại 550000 yên.

 Ở đây dù vào học tại trường công lập thì đầu năm học cũng phải nộp 800000 yên. Nếu du học sinh được miễn giảm học phí thì cũng còn khoảng 650000 yên. Như vậy số tiền 550000 yên còn lại kia vẫn thiếu 100000 yên. Tất nhiên nếu trong khi học ngôn ngữ bạn làm thêm nhiều hơn không theo đúng luật thì vẫn có thể để dành ra nhiều hơn. Hãy thử xem xem sẽ phải làm thế nào.

Trước tiên bỏ qua học phí của một năm học thì vẫn còn phí ở ký túc xá cần phải trả. Nếu không có ký túc xá thì cần phải kiếm một căn phòng khác.

Gần đây thì có nhiều những chỗ không phải đặt cọc và không mất phí hoa hồng nên chỉ tính tiền thuê nhà hàng tháng thôi.

Ở Tokyo dù là Rental House(nhà cho thuê) thì cũng mất 45000 yên mỗi tháng. Nếu tìm các phòng laoij khác thì có thể lên đến 60000-70000 yên. Nhưng sẽ chỉ có tiền thuê phòng hay không? Sinh hoạt phí? Phí giao thông đi lại? Đó là vấn đề đầu tiên.

  Khi chuyển nhà mới đến nơi ở mới, để tìm việc làm thêm ở đó cũng mất khoảng 1 tháng. Và phải đợi ít nhất sau hai tháng mới có thể nhận lương. Vì thế trước tiên cần mọt khoản tiền để có thể sống đầy đủ trong ba tháng dù không đi làm thêm. Biện pháp duy nhất trong trường hợp này là nhận tiền chuyển từ gia đình.

Cứ xem như khi nhận tiền từ nhà chuyển tới thì vấn đề tiền bạc đã giải quyết.

Vẫn còn lại học phí của 3 năm và sinh hoạt phí trong 3 năm 9 tháng tới.

 Học phí của trường công lập trong ba năm khoảng 1650000 yên. Sinh hoạt phí trong 3 năm 9 tháng là khoảng 3700000 yên (trường hợp chi tiêu tiết kiệm tại thành phố lớn) như vậy tổng là 5350000 yên.

 Nếu tính lương mỗi giờ là 1000 yên thì mỗi tuần 28 tiếng, 3 năm 9 tháng  sẽ là 5040000 yên, vẫn còn thiếu 350000 yên. Đó là vấn đề thứ hai.

 Trên đây chỉ là những tính toán đơn giản chi tiết từng mục. bởi vì tiền lương không phải được nhận 1 năm nên khi đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác.

Chỉ có nhận học bổng mới có thể bù vào những vấn đề đó. Tất nhiên nếu gia đình có điều kiện kinh tế thì mỗi khi cần có thể chuyển tiền sang sẽ không còn trở ngại nào.

 Giả sử mỗi tháng có thể nhận 50000 yên học bổng thì đã khá đầy đủ. Và chỉ cần làm một công việc làm thêm và làm theo đúng luật định cũng vẫn được.

 Như vậy kết luận lại nếu vừa học vừa làm thêm, có thể cân bằng hai việc đó thì dù không chuyển tiền từ nhà sang cũng vẫn có thể xoay sở được tiền phí đăng ký  và sinh hoạt phí.

Nếu như điều kiện gia đình không tốt nhưng nếu không có tự tin rằng có thể nhận học bổng và nghĩ rằng sẽ sống bằng việc làm thêm thì đó là một ý nghĩ ngông cuồng. khi tập trung làm thêm thì rất có khả năng không thể tập trung vào việc học được.

 Và nếu một khi đã không thể tập trung học thì thành tích sẽ không tốt và việc nhận học bổng là không thể. Và khi thành tích tốt nghiệp không tốt thì việc xin việc làm cũng rất khó khăn.

Những người phụ trách nhân sự sẽ chỉ nhìn vào bảng thành tích và cũng có thể họ sẽ nghĩ “ trong lúc du học chắc chỉ ham chơi thôi”.

Nếu bạn giải thích về lý do cá nhân thì trái lại họ sẽ nghĩ bạn là người không biết cân bằng công việc và không biết tự quản lý bản thân.

Vì vậy nếu muốn học đại học thì dành học bổng du học Nhật Bản là lựa chọn tốt nhất.

duhocnhatbanline.com

Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống lâu dài ở Nhật Bản sẽ là những trải nghiệm đầu tiên đối với phần lớn các bạn du học sinh và tu nghiệp sinh tại nơi này. Môi trường sống bao gồm khí hậu, phong tục tập quán của Nhật Bản tất nhiên khác rất nhiều so với đất nước, nơi các bạn sinh sống. Vì vậy, để có thể vừa tận hưởng được cuộc sống ở Nhật Bản lại vừa có thể đạt được nhiều thành quả hơn ở mọi lĩnh vực, việc nắm vững được những thông tin cần thiết về đất nước Nhật Bản là điều không thể thiếu trước khi du học Nhật Bản.
 
 1.  Nhà ở
  Việc thuê được một căn hộ tốt là một yếu tố cơ bản, vô cùng quan trọng để các bạn có thể yên tâm học tập và sinh hoạt lâu dài khi du học ở Nhật Bản. Các bạn nên tham khảo ý kiến của giáo viên ở trường tiếng Nhật, người thân hoặc bạn bè người Nhật để có thể tìm được một căn hộ vừa ý mình.
 Ngoại trừ ký túc xá của nhà trường, hầu như tất cả các căn hộ thuê ở ngoài đều không được trang bị các vật dụng cần thiết, do đó chúng ta phải tự mua hoặc đi mượn các vật dụng này.

(1) Cách tìm nhà ở
 Thông hường sau khi đến Nhật, các bạn có nhu cầu muốn tìm nhà ở, đều thông qua công ty môi giới bất động sản để tìm được một căn hộ như ý. Người nước ngoài khi làm hợp đồng thuê nhà ở Nhật gặp không ít khó khăn, do đất nước này có một số thông lệ giao dịch rất độc đáo như khi thuê nhà cần có người bảo lãnh, phải trả tiền đặt cọc, tiền cảm ơn chủ nhà… Những lúc như vậy, chúng ta rất cần đến một người bạn đồng hành thông thạo các nguyên tắc khi giao dịch.

 1) Mặt bằng chung của giá thuê nhà
 Tiền thuê nhà ở các thành phố lớn và những địa phương khác có sự chênh lệch rõ rệt. Bên cạnh đó, ở những thành phố lớn, giá thuê cũng khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách từ nơi bạn ở đến trung tâm thành phố hay diện tích của căn hộ…
Thông thường ở các thành phố lớn, một căn hộ khoảng 10 m2, bao gồm cả nhà bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh, cách trung tâm thành phố 30 phút tàu điện, sẽ có giá thuê khoảng 50.000~60.000 yên/tháng, trong khi đó giá thuê ở các thành phố nhỏ ở địa phương chỉ vào khoảng trên dưới 40.000 yên/tháng. Còn với một căn hộ khoảng 20 m2, có cả nhà bếp và bồn tắm, thông thường giá thuê sẽ gấp đôi số tiền ở trên.
 Đặc biệt, khi thuê nhà chúng ta sẽ phải chi trả các khoản khác như : tiền đặc cọc, tiền cảm ơn chủ nhà… Tùy từng địa phương, tùy từng căn hộ chúng ta thuê, chi phí này cũng sẽ khác đi. Tuy nhiên, nhìn chung số tiền này sẽ tương đương với 6-7 tháng tiền nhà. Ngoài ra, chúng ta cũng cần trả tiền hoa hồng (khoảng 1 tháng tiền nhà) cho bên bất động sản nếu thuê nhà thông qua sự môi giới của họ. Thời gian gần đây, những nhà thuê giá rẻ và kiểu nhà thuê dành riêng cho người nước ngoài không cần tiền đặt cọc, tiền cảm ơn chủ nhà…đang dần tăng lên.

 2) Hợp đồng thuê nhà và những điều cần biết
 Bên bất động sản sẽ soạn thảo hợp đồng thuê nhà sau khi tóm tắt nội dung cuộc đối thoại của bên thuê và bên chủ nhà cho thuê. Còn chúng ta chỉ cần đóng dấu hoặc ký tên vào bản hợp đồng đó, tuy nhiên các bạn cần phải kiểm tra kỹ nội dung được ghi trong hợp đồng trước khi ký tên.
 Ngoài ra, cần có người bảo lãnh để hoàn thành hợp đồng thuê nhà. Người bảo lãnh phải là người hoàn toàn độc lập về mặt tài chính. Trong trường hợp bản thân người thuê nhà không thể trả tiền nhà vì một lý do nào đó, người bảo lãnh sẽ phải đứng ra trả tiền thay họ.
 Điều cần chú ý là : hầu như các hợp đồng thuê nhà đều được viết bằng tiếng Nhật, do đó các bạn nên đi cùng với người bảo lãnh hoặc người đại diện để tránh những rắc rối gặp phải trong quá trình ký kết hợp đồng thuê nhà.

  
 Chi phí sinh hoạt trung bình của du học sinh ( đơn vị : yên )

Toàn quốc138.000
Khu vựcTokyo154.000
Hokkaido111.000
Tohoku110.000
Kanto151,000
Chubu127.000
Kinki134.000
Chugoku119.000
Shikoku111.000
Kyushu121.000


Chi tiết các khoản chi tiêu trong 1 tháng của du học sinh (đơn vị : yên )

Chi phí học tập, nghiên cứu49.000
Chi phí đi lại4.000
Tiền ăn25.000
Tiền nhà32.000
Tiền ga, điện, nước7.000
Tiền bảo hiểm y tế2.000
Chi phí cho hoạt động vui chơi, giải trí5.000
Một số chi phí khác6.000
Tiền dư7.000

*(Số liệu lấy lấy từ kết quả cuộc điều tra về cuộc sống thực tế của du học sinh tự túc năm 2011 do Phòng chăm sóc du học sinh thuộc Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản thực hiện).

Bạn đang có nhu cầu du học Nhật Bản, hãy liên hệ với Line du học để chúng tôi tư vấn chi tiết nhất cho bạn.

duhocnhatbanline.com

Nếu bạn nhận được một học bổng đi du học Nhật Bản thì việc làm thêm khi đi du học sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì bạn sẽ không phải đặt nặng việc làm thêm trong thời gian nghiên cứu.

Khi ở nước ngoài 2 năm / trường đại học bốn năm, tổng cộng sáu năm là thời gian để xem xét các tiền đề.

 

Hầu hết các ngôn ngữ đào tạo và khởi động nhanh chỉ sau ba tháng để tìm một công việc bán thời gian.

Có rất nhiều cửa hàng Hàn Quốc ở gần Koreatown có thể tìm thấy nhấn mạnh nhanh hơn.

 

 28 giờ mỗi tuần, 4 cho 112 giờ. Phát biểu của ¥ 800 đến khẩn cấp đầu tiên

Khoảng 90.000 ¥ một tháng. 5 ngày 20 giờ các ngày trong tuần, nhưng bốn giờ, tám giờ làm việc, do đó, những ngày cuối tuần và ngày lễbổn phận trợ cấp

Bao gồm tiền làm thêm giờ là khoảng 105.000 ¥. Hãy nghĩ rằng thuế này hoặc khấu trừ và tháng ¥ 95,000.

¥ 95,000 mỗi 23 tháng -> 2.180.000 ¥

 

Chi phí sinh hoạt là ¥ 40,000 một tháng là tham khảo chung. Dù sao, vì phòng lương và hội đồng quản trị ký túc xá không đầu năm

Và ¥ 40,000 được loại trừ. Sau đó 23 tháng 920.000 ¥.

 

Ở nước ngoài, ngoại trừ cho một năm trả trong năm đầu tiên hai năm đến một năm học phí 600.000 ¥.

Các ¥ 1.520.000 để chi tiêu tối thiểu nagani trái với khoảng 55 triệu Yên.

Chúc các bạn có một cuộc sống ổn định, không phải lo lắng khi đi du học Nhật Bản.

duhocnhatbanline.com

Du học Nhật Bản - Nhật Bản là quốc gia có mối quan hệ đối tác về kinh tế, chính trị và văn hóa giáo dục rất tốt với Việt Nam. Người Việt Nam luôn được ưu tiên hỗ trợ tối đa các thủ tục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Mặc dù vậy, để có thể du lịch, làm việc, đặc biệt là du học Nhật Bản, công dân và sinh viên Việt Nam cần tuyệt đối tuân thủ đúng các quy định xin cấp visa của Đại sứ quán Nhật. Khi đó, việc cấp visa Nhật bản sẽ rất đơn giản.

Những điều cần lưu ý khi tiến hành các thủ tục xin visa du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản thông thường sẽ có 2 nhóm là du học Nhật ngữ và du học chuyên ngành. Vì thế, visa du học cũng chia ra 2 loại cụ thể cho mỗi nhóm sinh viên.

Ngoài ra, tư cách tạm trú tại Nhật cũng là một yêu cầu ảnh hưởng lớn đến các thủ tục, giấy tờ khi xin visa. Du học JANWIN sẽ hướng dẫn chi tiết từng trường hợp sinh viên cụ thể.

Các giấy tờ cần thiết khi xin visa du học Nhật Bản:

  • Hộ chiếu
  • Đơn xin visa
  • Ảnh 4,5cmx4,5cm
  • Giấy chứng nhận đủ tư cách tạm trú tại Nhật
  • Thư mời nhập học của trường bên Nhật
  • Lệ phí xét visa

 

Sau khoảng 1 tuần công ty sẽ thông báo kết quả visa du học Nhật bản của các bạn.

duhocnhatbanline.com

Một bộ hồ sơ du học Nhật Bản của học sinh gồm nhất nhiều giấy tờ và thủ tục. Với cơ chế tuyển sinh “mở cửa” của Nhật Bản như hiện nay, một “chiếc vé” đi du học Nhật Bản không phải là khó, nếu bạn chuẩn bị được một bộ hồ sơ hoàn hảo, và hiểu biết thấu đáo những lỗi mà bạn có thể mắc phải khi chuẩn bị hồ sơ du học. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các bạn bị trượt visa khi làm thủ tục. Với kinh nghiệm làm hồ sơ du học, chúng tôi tổng kết một vài lý do khiến bạn bị trượt như sau:

1. Lý do du học không hợp lý:

Bạn cần phải có một lý do du học đủ thuyết phục đối với cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản bao gồm nêu rõ ước mơ du học, định hướng tương lai, quá trình học tập và người bảo lãnh.

2. Không khai báo lý lịch của học sinh một cách chính xác, hoặc khai không trùng khớp, nhầm lẫn thông tin:

a) Học vấn và quá trình làm việc không nhất quán.

b) Không khai báo quá trình làm việc.

c) Không khai báo quá trình nhập cảnh.

d) Có thời gian trống trong thời gian học tập mà không nêu ra lý do hợp lý.

e) Nhầm lẫn họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh giữa các giấy tờ.

3. Hồ sơ của học sinh không đáng tin cậy.

a) Bằng cấp bị tẩy xóa.

b) Thiếu bằng cấp.

c) Bằng cấp chưa được chứng thực.

d) Thiếu dấu công chứng.

4. Không chứng minh được tư cách lưu trú một cách rõ ràng: nhập học, hay du học Nhật Bản…

5. Không chứng minh được tài chính đầy đủ.

a) Không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính một cách rõ ràng.

b) Về tổng thu nhập của người bảo trợ tài chính, không chứng minh được khả năng chi trả tài chính.

c) Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả tài chính không đầy đủ.

6. Không chứng minh được khả năng tiếng Nhật của mình

a) Khi được nhà trường phỏng vấn bằng tiếng Nhật, học sinh đã không trả lời được.

b) Không dự đủ 250 tiết học tiếng Nhật.

c) Chưa có chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc các chứng chỉ trình độ tương đương.

 

Đừng để những lý do không đáng có làm ảnh hưởng đến việc du học Nhật Bản của bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đường dây nóng của chúng tôi để được tư vấn.

duhocnhatbanline.com

Thời gian xin Visa du học Nhật Bản trước kỳ nhập học ít nhất khoản 3 tháng
Quá trình làm hồ sơ, phỏng vấn của trường và thời gian xét duyệt của “Sở Lưu Trú Nhật Bản và Lãnh Sự Quán tại Việt Nam” trải qua các bước sau:...
Bước 1: Nộp hồ sơ theo yêu cầu của Công Ty Tư Vấn Du Học Hiền Quang
Bước 2: Trường tiếng Nhật sẽ hẹn ngày phỏng vấn học sinh. Học sinh sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn của trường bao gồm thi viết tiếng Nhật và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Sau khi học sinh đỗ phỏng vấn, học sinh nộp phí xét hồ sơ của cục nhập cư là 30,000 Yên (số tiền này được nộp xét hồ sơ xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú) sẽ không hoàn trả lại với mọi hình thức.
Bước 4: Trường nộp hồ sơ của học sinh lên Sở lưu trú Nhật Bản xin “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.
Bước 5: Sau 2 tháng Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”
Bước 6: Trường gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “Giấy yêu cầu nộp chi phí và học phí”. Học sinh tiến hành chuyển tiền chi phí và học phí sang trường.
Bước 7: Trường gửi về “Giấy báo nhập học” , “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc” và “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”.
Bước 8: Tiến hành nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Lãnh sứ quán Nhật Bản tại Tp. HCM hoặc Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
Bước 9: Học sinh đợi lấy Visa trong vòng một tuần.
Bước 10: Tiến hành mua vé máy bay liên lạc với nhà trường ngày dự định đến Nhật Bản để nhà trường đón tại sân bay đưa về trường.
Bước 11: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học.
Bước 12: Sau 2 tuần nhập học. Nếu học sinh có nhu cầu muốn đi làm thêm học sinh có thể xin “Giấy chứng nhận sinh hoạt ngoại khóa”của trường cấp để đi làm thêm.

Chúng tôi cập nhật nhanh nhất thông tin du học Nhật Bản đến bạn.

duhocnhatbanline.com

Chúng đã đăng tải về tình trạng lộn xộn của tu nghiệp sinh và du học sinh Việt Nam khi đi du học Nhật Bản. Cụ thể là đối với tu nghiệp sinh thì hay bỏ trốn ra làm ngoài, còn du học sinh thì có một bộ phận nhỏ đã giở trò ăn cắp vặt.

Trước việc này, nhiều người Việt Nam, trong đó có học sinh có ý định du học tại Nhật đã rất lo ngại về việc xin visa tới nước này.

Nổi cộm là ăn cắp

Trên trang Web của du học sinh Việt Nam tại Nhật luôn đăng tải những thông tin nóng nhất về các trường hợp ăn cắp của du học sinh và tu nghiệp sinh tại đây. Chẳng hạn như “Cách đây hơn 2 tháng, hai lưu học sinh trường tiếng Nhật TOPA đi ăn trộm bị bắt. Tưởng ăn trộm gì nhiều, ăn trộm 3 cục pin mới”; “Tôi biết có một học sinh nữ được học bổng, mới sang Nhật được 2 tháng đã bị bắt vì ăn trộm trong siêu thị”; hay “Mới đây, một nhóm du học sinh Việt Nam khoảng 18-20 tuổi tại trường tiếng Nhật đã bị cảnh sát bắt can tội ăn cắp lê”...

Trên trang Web này còn có những lời tâm sự rất thật của những người đã trót lầm lỡ như “Mấy anh chị vừa phải thôi nha (ý chỉ những người dám vạch áo cho người xem lưng). Ai chẳng biết các anh chị học giỏi, có điều kiện học tập. Nhưng các anh chị có biết đời sống du học tự túc như thế nào không. Tôi dám chắc nếu anh chị ở vào hoàn cảnh như tụi tui sẽ như vậy thôi...”.

Thực ra đời sống tại Nhật rất đắt đỏ. Chính vì thế, hầu hết những người bị bắt về tội trộm cắp đều là lao động (tu nghiệp sinh) hoặc du học sinh tự túc. Như lời tâm sự trên cho thấy, một số người cho rằng họ không còn cách nào khác là phải làm như vậy. Và điều này đã trở thành một ấn tượng xấu trong con mắt của người Nhật đối với những người Việt Nam đang sống tại nước Nhật.

Tỷ lệ cấp visa chỉ chiếm 10%

Những du học sinh Việt Nam đang sống tại Nhật vừa muốn nhắn nhủ cũng như bày tỏ nguyện vọng đối với những ai có ý định không nghiêm túc khi sang đây du học: Họ cần phải thận trọng, kể cả những người có học bổng cũng đừng nghĩ ở Nhật thoả mái nên làm gì cũng được. Vì hiện nay, người Nhật đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Có những du học sinh thấy ở siêu thị Nhật ăn cắp dễ nên ăn cắp. Có thể lần đầu họ tha, nhưng lần sau thì hậu quả sẽ rất nặng.

Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cho biết, trước tình hình lộn xộn đã diễn ra tại Nhật, thì việc xét cấp visa cho các du học sinh Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Về mặt nguyên tắc làm thủ tục xin visa không có gì thay đổi. Song quá trình xét duyệt hồ sơ làm visa sẽ có những chặt chẽ hơn, nhất là đối với đối tượng là du học tự túc. Theo quy định của Nhật, lãnh sự quán Nhật chỉ xem xét cấp visa cho những trường hợp đã được Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản chấp thuận. Hiện nay, để xem xét một đối tượng nào đó có được nhập cảnh vào nước Nhật không, phía Nhật sẵn sàng cử người sang Việt Nam để xác minh hồ sơ của người xin cấp visa. Trong thời gian gần đây, công việc này khá phổ biến.

Thống kê của Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cũng cho thấy, từ đầu năm đến nay chỉ có 1570 trường hợp được cấp visa, con số này chiếm 10% tổng số người xin cấp visa. Điều này đã phần nào nói lên sự khó khăn của việc xin cấp visa cho du học sinh tại Nhật.

Lời khuyến cáo từ phía đại sứ quán Nhật đối với những học sinh có ý định du học tại Nhật đó là: Những người có ý định sang Nhật phải là những người có ý định đi học thực sự, có khả năng về tài chính và trung thực về hồ sơ. Điều này sẽ không chỉ có lợi cho người xin cấp visa mà còn tạo điều kiện cho những du học sinh sau này khi du học Nhật Bản.

duhocnhatbanline.com

Nhật Bản, cái nôi của nền học thuật châu Á đã, đang và sẽ mãi là đích đến cho du học sinh quốc tế. Nhưng lý do gì khiến các bạn chọn đất nước mặt trời mọc là nơi chinh phục đỉnh cao tri thức và khám phá văn hóa phương Đông? Sau đây là một số lý do các bạn quốc tế quyết định đi du học Nhật Bản.

Trần Hoài Vũ

 

 

(người Việt Nam, hiện là Thạc sỹ năm 2, chuyên ngành kinh tế quốc tế khoa sau đại học Châu Á Thái Bình Dương, đại học Waseda)

 

 

Những năm còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi đã có dịp tìm hiểu đất nước Nhật Bản qua những cuốn sách lịch sử thế giới. Điều mà khiến tôi rất bất ngờ là tại sao ngay từ thế kỷ 19, với cải cách Minh Trị, Nhật Bản đã bắt đầu con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dựa trên nền tảng tri thức, tiếp thu học hỏi công nghệ tiên tiến nhưng đồng thời vẫn  duy trì  bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ngạc nhiên hơn nữa đó là so với các nước Châu Á khác, Nhật Bản đứng dậy mạnh mẽ từ đống đổ nát của chiến tranh, đạt được tăng trưởng cao độ và thần kỳ trong thời gian ngắn. Những câu hỏi đó thôi thúc tôi, ấp ủ trong tôi một giấc mơ được đặt chân đến xứ sở hoa anh đào tươi đẹp mong tìm ra lời giải đáp. Sau này khi có điều kiện học tập và sinh sống tại Nhật Bản, tôi hiểu rằng bí quyết đó chính là sự kết tinh của đức tính sáng tạo, sự chăm chỉ cần cù của con người Nhật Bản với công nghệ hiện đại. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về các vấn đề chuyển giao  công nghệ của Nhật Bản sang các nước Đông Nam Á. Hi vọng rằng  với vốn kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được  tại đất nước Phù Tang sẽ là hành trang cho tôi trở về góp phần dựng xây nước nhà.

Zhang Ru

 

( người Trung Quốc, lưu học sinh trao đổi, khoa giáo dục quốc tế, đại học Giáo Dục Quốc Tế)

 

Hai nước Trung Quốc và Nhật Bản có vị trí địa lý chỉ cách nhau một eo biển, đã có hơn 2000 năm lịch sử giao lưu với nhau. Bản thân tôi rất muốn nỗ lực bằng chính sức mình để tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và tôi đã quyết định đi Nhật học. Nhật Bản là đất nước  hòa bình, cuộc sống yên ổn. Đi tới đâu cũng thấy đẹp và có cảm tình sâu sắc. Điều tôi cảm thấy rõ nhất là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa lâu đời với hiện đại.  Tôi muốn được học văn hóa Nhật Bản –nền văn hóa được tạo bởi văn hóa truyền thống và văn hóa châu Âu. Cuộc sống của trường đại học quốc tế thật đầy đủ. Không chỉ được học trên lớp mà còn được sống cùng với người dân và học được nhiều ở họ. Tôi không thể nào  quên được những ngày sống ở Nhật.

 

Atungblue Kuak Jean Murc

 

 

( người Cote D’voire, hiện là sinh viên năm thứ 3, khoa công nghệ, đại học Gunma, tốt nghiệp khoa mạng máy tính , chuyên ngành công nghiệp, trường chuyên nghiệp công nghệ Nhật Bản)

 

 

Tôi chọn Nhật Bản vì Nhật Bản là nước công nghiệp tiên tiến, bản thân tôi muốn tiếp thu kiến thức kinh tế, công nghệ thông tin tiên tiến của Nhật Bản. Hơn nữa, tôi muốn hiểu sâu hơn văn hóa Nhật. Tôi nghĩ rằng những gì học được ở Nhật Bản sẽ giúp cho sự phát triển của đất nước chúng tôi. Tôi rất thích máy tính và thích những nét riêng biệt. Tôi đã gặp và học được kỹ thuật tiên tiến về nền văn hóa độc đáo, đặc sắc của Nhật Bản. Ví dụ có những nghệ nhân  chuyên về sơn mài đã giới thiệu tỉ mỉ cho tôi về kiểu dáng của chiếc nhẫn truyền thống Nhật Bản. Tôi rất cảm phục trước tài nghệ của các thầy cô ở trường chuyên nghiệp dạy nghề mà tôi đã tốt nghiệp mùa xuân vừa rồi. Các thầy cô đã cho tôi những lời khuyên chân thành về xã hội  và tương lai của tôi. Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã dành nhiều  thời gian quý báu cho tôi. Tôi mong rằng  sẽ được  nghiên cứu về an ninh mạng tại đại học  Gunma và sẽ về nước giảng dạy cho lớp trẻ.

Nor Liana Binti Sall

 

 

(Malaysia)

 

 

Lý do lớn nhất tôi chọn  Nhật Bản là muốn học khoa học công nghệ. Như các bạn đã biết Nhật Bản là đất nước thích hợp nhất để học công nghệ. Vì vậy,  tôi đã bàn với bố mẹ xin học bổng sang Nhật . hơn nữa, tôi cũng rất muốn  biết đất nước con người, tiếng Nhật và món ăn Nhật Bản. Ở Malaysia tôi đã xem  nhiều phim truyền hình Nhật, và nghĩ rằng tiếng Nhật rất hay và thú vị. Món ăn trông rất ngon, rất muốn ăn và thế là tôi sang Nhật. Một lý do nữa là tôi muốn thử nghiệm môi trường học tập mới.Tôi đến Nhật đã được 2 năm . Có những điều  thoải mái nhưng cũng nhiều khó khăn. Tôi sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn đó để cuộc sống có giá trị hơn.

Giannakopoulou Parthenia

 

Năm thứ nhất tiến sĩ chuyên ngành hóa cộng sinh, khoa nghiên cứu khoa học tiên tiến

 

Chuyên môn của tôi là nghiên cứu khảo cổ học và nhân chủng học.Tôi thấy Nhật Bản và Hy Lạp có những nét tương đồng nên tôi muốn hiểu sâu hơn về mối quan hệ đó. Cuộc sống ở Nhật Bản là kinh nghiệm quý báu không có gì so sánh được. Văn hóa, tính đa dạng của cuộc sống, những thiết bị nghiên cứu tuyệt vời cộng với môi trường hữu nghị. Tất cả những điều đó là những kinh nghiệm có giá trị trên nhiều mặt trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi.

Lamsonbuti Pattawiee

 

Năm thứ 2, bộ môn kinh tế, khoa kinh tế, đại học Nanzan

 
Thời còn học phổ thông trung học , tôi đã có dịp học 01 năm ở Nhật. Với kinh nghiệm đó, tôi chuẩn bị cho chuyến du học lần này. Tôi muốn vào trường đại học của Nhật Bản để học tiếng Nhật và những kiến thức kinh tế. Điều hơn nhất là phải yêu quý nước Nhật. Bây giờ tôi là sinh viên năm thứ 2 khoa kinh tế,  đại học  Nanzan. Bận suốt ngày nhưng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu Nhật Bản không phải chỉ trong giờ lên lớp mà cả trong tiếng Nhật, văn hóa và cách nghĩ của người Nhật để hiểu sâu hơn.
Sức hút của du học Nhật Bản luôn vô cùng lớn.

Các hình thức du học Nhật Bản tự túc cho bạn tham khảo:

(1)Du học tiếng Nhật là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,… hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có khoảng 370 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho DHS. Ngoài ra, tại 52 trường đại học dân lập, 11 trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào đại học, cao học… Nhật Bản.

 Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các trường đại học dân lập
           Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào đại học, cao học, đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một trường đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản. Visa của những du học sinh học ở khoa này là visa “du học”. Phần lớn Khoa Du học sinh của các trường đại học dạy văn hoá và những kiến thức về Nhật Bản bằng tiếng Nhật, nhưng có một số nơi dạy bằng tiếng Anh.

Nhật Bản có 52 trường đại học dân lập và 11 trường đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình bạn dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng, nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên đại học.

Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận ( có khoảng 370 trường)
           Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào đại học, cao học, thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không. Nếu bạn vào học tại các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Nhật ngữ công nhận, visa của bạn sẽ là visa “du học” hoặc “đi học”.

Các chương trinh đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thi học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.

 

(2) Du học Khoá Kenkyusei (nghiên cứu sinh) tại các trường đại học Nhật Bản: Kenkyusei là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số trường đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá nghiên cứu sinh trước khi thi vào cao học.

DHS khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật (1) nói trên nhưng chưa đủ điều kiện thi vào cao học thường chọn vào học Khoá Kenkyusei này để chuẩn bị ôn thi vào cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào làm kenkyusei không khắt khe bằng tuyển chọn vào cao học .

(3) Du học dài hạn là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… tại các trường cao đẳng, dạy nghề, đại học,…của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy.Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002, Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại nước ngoài.

Du học theo chương trình trao đổi:  là chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.

Thông tin về du học Nhật Bản vui lòng liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 043.201.8855 để được tư vấn chi tiết.

duhocnhatbanline.com

Thủ tục visa du học Nhật Bản luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu về một đất nước. Mỗi nước có quy định về thủ tục và giấy tờ khác nhau.

Sau đây là những so sánh về các loại visa khi đi Nhật để các bạn xem xét và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mình nên xin loại visa nào cho phù hợp.

Các loại Visa

1.Visa loại du lịch và thương gia
Người nước ngoài thuộc quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời thì chỉ cần 1 hộ chiếu hợp lệ đã có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức khách du lịch hoặc thương gia. Những người có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật lên tối đa là 90 ngày.


Người nước ngoài có visa tạm thời không được phép tham gia kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên vẫn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật ngữ. Để đảm bảo an toàn, khách du lịch luôn mang hộ chiếu bên mình để tiện cho việc kiểm tra, sát hạch.


2.Visa lao động

Để có thể lao động tại bất cứ một đất nước nào, bạn cần có Visa lao động. Đối với Nhật Bản, Visa lao động được chú trọng.

Có hơn 12 loại visa lao động, mỗi loại ang một đặc trưng về ngành nghề khác nhau, ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế,…    

 

Nếu muốn thay đổi ngành nghề của bạn, bạn không được tự tiện mà phải làm Visa lao động loại ngành nghề mà bạn muốn chuyển.


Bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn sẽ được yêu cầu khi nộp đơn xin visa lao động. Người muốn xin cấp visa lao động phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc là có 1 người bảo lãnh. Visa lao động thường được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.


3.Visa du học Nhật Bản
Người nước ngoài muốn học tại Nhật Bản (ngoại trừ các khóa học ngắn hạn), cần có visa du học cấp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản mới có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức lưu trú du học dài hạn. Có nhiều loại visa du học, phân biệt theo loại hình học tập.


4.Visa vợ chồng hoặc người phụ thuộc
Khi kết hôn với người có quốc tịch Nhật Bản hoặc người có visa vĩnh trú bạn có thể lấy được visa loại này. Visa loại này được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.


Vợ (chồng) của người nước ngoài, những người đang sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 3 năm và có thể gia hạn.


Người phụ thuộc không được phép tham gia kinh doanh, buôn bán, trừ khi họ có giấy phép từ cục xuất nhập cảnh. Ngay cả khi có giấy phép thì người phụ thuộc cũng chỉ có thể làm việc với khoảng thời gian trong tuần bị giới hạn.


5.Thẻ ngoại kiều
Tất cả người nước ngoài lưu trú ở Nhật hơn 90 ngày cần nộp đơn xin cấp thẻ ngoại kiều trong 90 ngày đầu tại Nhật. Đơn sẽ được xử lý tại văn phòng trực thuộc địa phương. Thẻ ngoại kiều là giấy tờ quan trọng để có thể mở tài khoản ngân hàng, đăng ký điện thoại hay các hoạt động tương tự khác. Người nước ngoài cư trú tại Nhật sẽ phải luôn mang thẻ ngoại kiều bên người khi sống tại Nhật.


6.Gia hạn giấy phép lưu trú
Hầu hết các loại visa cho phép bạn ở Nhật trong khoảng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm. Nếu bạn muốn ở lại lâu hơn, bạn phải nộp đơn xin gia hạn tại cục nhập cảnh tại Nhật trước ngày mãn hạn visa.


Đơn sẽ được xử lý rất đơn giản, chỉ cần bạn vẫn đáp ứng và tuân thủ các điều kiện của visa. Sẽ mất từ vài ngày đến vài tuần để đơn được xử lý. Trong thời gian đó bạn sẽ vẫn được sống tại Nhật kể cả khi visa của bạn đáo hạn.


7.Visa tái nhập cảnh
Bạn muốn lưu trú muốn tạm thời ra khỏi nước Nhật cần xin giấy phép tái nhập cảnh, nếu không sẽ bị mất quyền lưu trú ngay khi ra khỏi Nhật. Giấy phép tái nhập cảnh cho cá nhân hay cho tập thể có thể xin được ở các văn phòng nhập cảnh (Và 1 vài sân bay trong trường hợp khẩn cấp).


8.Visa vĩnh trú 
Người nước ngoài lưu trú mà có nhân cách tốt và có đủ khả năng tài chính để sống tự lập tại Nhật có thể được cấp visa vĩnh trú nếu họ sống ở Nhật ít nhất là 10 năm liên tục (Trong một số trường hợp bạn kết hôn với người Nhật hoặc bạn có đóng góp, cống hiến cho xã hội Nhật Bản thì thời gian chờ đợi ngắn hơn). Nếu có visa vĩnh trú bạn sẽ được ở Nhật vô thời hạn và được phép kinh doanh, buôn bán.


Chuyển quốc tịch
Người nước ngoài sống ở Nhật ít nhất 5 năm liên tục (Trong trường hợp kết hôn với người Nhật thì có thể ngắn hơn) có nhân cách tốt, ko vi phạm pháp luật và có đủ khả năng tài chính muốn bỏ quốc tịch hiện tại của mình sẽ được cấp quốc tịch Nhật Bản.


Một số điều kiện làm Visa


Điều kiện


- Có hành vi tốt.
- Có điều kiện kinh tế hoặc có tay nghề/kĩ năng tự đảm bảo cuộc sống.
- Việc đương sự vĩnh trú ở Nhật mang lại lợi ích cho nước Nhật.
- Điều kiện đã sống bao lâu tại Nhật áp dụng riêng cho từng trường hợp.


Về cơ bản, đương sự phải sống liên tục ở Nhật trên 10 năm trong đó có trên 5 năm sống với tư cách visa làm việc.


Nếu đương sự là vợ/chồng của người Nhật hoặc là vợ/chồng của người đã có visa vĩnh trú thì cần điều kiện là đã sống liên tục ở Nhật trên 3 năm tính từ ngày kết hôn.


Nếu đương sự là con (con đẻ, con nuôi) của người Nhật hoặc là con của người đã có visa vĩnh trú thì cần điều kiện là đã sống liên tục ở Nhật trên 1 năm.


Nếu đương sự có tư cách người tị nạn thì cần điều kiện là sống liên tục ở Nhật trên 5 năm tính từ ngày nhận tư cách tị nạn.


Nếu đương sự có cống hiến đặc biệt cho nước Nhật trong các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa v.v. thì cần điều kiện là sống liên tục ở Nhật trên 5 năm.


Chú ý: Trường hợp đương sự là vợ/chồng/con của người Nhật hoặc của người đã có visa vĩnh trú thì không cần 2 điều kiện đầu tiên.

Khi muốn sang Nhật tùy vào mục đích đi du học Nhật Bản hay sang lao động, đi du lịch mà bạn sẽ xin các loại visa khác nhau.

duhocnhatbanline.com

Khi đi du học Nhật Bản thì làm thêm để giảm bớt gánh nặng về chi phí học tập, sinh hoạt là thực trạng hiện nay. Vậy xin việc làm thêm ở Nhật có dễ không là câu hỏi mà nhiều bạn có ý định đi du học gửi tới chúng tôi.

Câu trả lời là Có và Không. Còn tùy thuộc rất nhiều thứ, như có ai giới thiệu bạn không, tiếng Nhật của bạn có tốt không, bạn có bao nhiêu kinh nghiệm làm việc.... Nó cũng tùy thuộc vào vùng bạn sống có nhiều việc làm thêm hay không. Nếu bạn sống ở miền quê thì sẽ không nhiều công việc làm thêm lắm, còn nếu bạn sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Chiba... thì sẽ có nhiều việc làm thêm hơn. Ngoài ra, khả năng xin được việc làm thêm (arubaito) cũng tùy thuộc vào việc công việc bạn xin đòi hỏi trình độ tiếng Nhật tới mức nào. Công việc càng ít đòi hỏi trình độ tiếng Nhật thì du học sinh càng dễ xin.

Xin việc làm thêm tại Nhật có kiếm được hàng chục triệu đồng một tháng gửi về nhà không?
Bạn phải hết sức cẩn thận với những thông tin kiểu này. Rất nhiều trung tâm du học hay tung ra các trung tâm kiểu này để câu khách, và cũng rất nhiều người ở Việt Nam tuyên truyền những tin tức như vậy đi (ví dụ đi làm thêm 2 năm ở Nhật có thể kiếm 1 tỷ đồng) do họ KHÔNG NẮM RÕ THÔNG TIN tại Nhật Bản. Vậy thực tế thu nhập là thế nào?
Trung bình 1 giờ bạn làm được khoảng 800 yên - 1000 yên. Nếu bạn làm trong khuôn khổ cho phép là 28 giờ/ tuần (tức 4 giờ/ngày) thì bạn sẽ được ~ 28 x 4 x 1000 = 116.000 yên (cỡ 1400 USD)/tháng. Vào kỳ nghỉ, bạn có thể làm việc với số giờ gấp đôi nên thu nhập tối đa có thể tới ~ 220.000 yên (2800 USD)/tháng. Đây là nếu bạn làm tại thành phố lớn như Tokyo, nơi chi phí sinh hoạt tối thiểu có thể là 50.000 ~ 60.000 yên/tháng (bao gồm tiền nhà 30.000 ~ 40.000 yên, điện nước ga, điện thoại, internet, đi lại,...).
Bạn có thể phá luật để đi làm thêm nhiều hơn không?
Câu trả lời là có, nhưng rủi ro cũng có. Đó là nếu bạn bị phát hiện bạn có thể mất giấy phép hoạt động ngoại khóa, là giấy phép bạn phải xin để được đi làm thêm. Ngoài ra, một người đi làm kiếm trên 80.000 yên/tháng thì theo phải đóng thuế thu nhập. Tất nhiên, nếu đi làm chui thì bạn cũng trốn khoản này luôn.
Đó mới chỉ là mức tiềm năng....
Mức thu nhập ở trên mới chỉ là mức tiềm năng, chứ không phải là chắc chắn bạn sẽ kiếm được những công việc như vậy. Có thể bạn sẽ phải làm vài ba công việc mới kiếm được như vậy vì các việc làm thêm (arubaito) thường chỉ cần bạn một vài buổi trong tuần. Kiếm việc làm thêm bên Nhật không phải là việc dễ dàng, nhất là với các bạn mới sang tiếng Nhật chưa giỏi hay không có nhiều kinh nghiệm làm việc, hay không có ai giới thiệu công việc cho. Bạn hoàn toàn có thể mất 6 tháng, gọi điện cả vài chục chỗ mà không kiếm được việc làm thêm nếu không có kinh nghiệm tìm việc.
Việc làm thêm ở mức tối đa đòi hỏi bạn phải có thể lực rất tốt, sắp xếp thời gian tốt, hi sinh việc học hành và các thú vui khác, có kinh nghiệm làm việc tốt và được đánh giá cao,... Nghĩa là bạn phải sang Nhật khá lâu mới có thể kiếm được mức thu nhập cao từ vài ba việc làm thêm. Ngoài ra, trong nhiều thời gian bạn có thể bị đói việc và phải thường xuyên tìm các công việc mới bổ sung.
 
Vậy mức thu nhập làm thêm thực tế là bao nhiêu?
Như đã nói ở trên, không phải lúc nào bạn cũng có đủ công việc để có thu nhập lớn mà thường bị đói việc và phải tìm các công việc bổ sung. Việc gián đoạn công việc của bạn có thể do cả việc học hành, thi cử của bạn nữa. Nhìn chung, du học sinh kiếm thu nhập làm thêm đủ để trang trải sinh hoạt và để dư ra một số tiền hàng tháng. Số tiền này bạn sẽ dùng vào việc chuyển nhà (rất tốn kém ở Nhật), đăng ký thi đại học (30.000 yên/trường), đi lại thi cử, nhập học đại học,.... Bạn cũng có thể gửi về nhà nhưng có lẽ sau khi bạn đã vào đại học rồi và có một thu nhập làm thêm ổn định.
 
Rủi ro của việc làm thêm quá nhiều
Rủi ro nhãn tiền của làm thêm quá nhiều là sao lãng việc học tập, tiếp theo có thể là sa sút về sức khỏe. Nếu bạn làm thêm theo đúng quy định của chính phủ Nhật (20 giờ/tuần) thì chắc chắn bạn ít gặp phải vấn đề trên. Tất nhiên vì vấn đề tài chính thì cũng có nhiều bạn vượt trần quy định. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp RẮC RỐI LỚN nếu bạn không hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình và không lấy được tư cách lưu trú để ở lại.
Ví dụ: Sau 2 năm học tiếng Nhật bạn không đỗ vào trường đại học, cao đẳng hay dạy nghề nào. Như vậy thì bạn sẽ không có tư cách lưu trú (du học) để xin thị thực (visa) ở lại Nhật. Để tiếp tục ở lại Nhật, bạn phải xin vào một trường đại học nào đó để dự thính, và bạn sẽ mất vài chục vạn yên cho việc này. Việc dự thính sẽ chỉ được kéo dài 6 tháng, nếu sau đó bạn vẫn không đỗ vào trường nào thì bạn sẽ buộc phải về nước.
Cũng tương tự như vậy, nếu bạn đang học đại học mà bạn bị đúp (留年 ryuunen) thì bạn sẽ phải ở lại 1 năm (hoặc nửa năm tùy trường) và bạn sẽ phải tốn tiền học phí trong thời gian đó.
Vậy làm thêm bao nhiêu là vừa? Việc này chỉ bạn mới trả lời tùy vào tình hình học tập của chính bạn. Chúc các bạn gặt hái được thành công khi du học Nhật Bản.

Có nên đi du học Nhật Bản hay không là câu hỏi trăn trở của rất nhiều bạn trẻ đứng trước những cánh cửa của tương lai. Hãy cũng lắng nghe lời chia sẻ từ Line du học dưới đây.

Ngày nay, khi Việt Nam bắt đầu hội nhập thế giới việc đầu tư vốn nước ngoài từ các nước phát triển ngày càng cao, chính vì vậy mà việc đi du học đối với các học sinh sinh viên Việt Nam ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là Nhật bản và có rất nhiều hình thức đi du hoc bao gồm: học bổng du học do các trường, chính phủ Nhật cấp, những chương trình đào tạo sau đại học được các đơn vị ở Việt Nam phái cử sang Nhật, còn lại đông đảo nhất vẫn là lượng du học – vừa học vừa làm. Đi du học – vừa học vừa làm phần lớn các bạn đi du học kiểu này là mong sang đó học tiếng, lao động thêm giờ để kiếm tiền. Cách đi Nhật làm việc theo kiểu này được cho là dễ nhất và có phí bỏ ra ban đầu thấp hơn so với đi xuất khẩu lao động (theo diện thực tập sinh kỹ năng hoặc tu nghiệp sinh).

Hiện tại đi Nhật Bản du học có tốt không? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn ba ưu điểm lớn nhất khi đi Nhật Bản du học.

Một là, đi Nhật Bản du học, học sinh có cơ hội được trải nghiệm hai nền giáo dục khác nhau của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Môi trường giáo dục, thiết bị giảng dạy cùng phương pháp sư phạm ở các trường đại học Nhật Bản khác biệt rất nhiều so với ở nước ta. Cùng trong thời gian học bốn năm, kiến thức tiếp thu được có thể phong phú và hữu ích hơn rất nhiều so với trong nước, kiến thức học sinh tiếp thu được mang tính đa dạng hơn. Không chỉ vậy,môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như ở Nhật Bản cũng vô cùng có lợi cho việc bồi dưỡng ý thức cạnh tranh và khả năng sáng tạo của học sinh.

Hai là, đi Nhật Bản du học giúp học sinh từng bước thông thạo tiếng Nhật, nắm bắt kiến thức cơ bản để tạo cơ sở phát triển. Hiện nay, sự canh tranh về tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp chính quy các trường đại học ngày càng trở nên khốc liệt, nếu không có thực lực thì khó có thể tìm được một công việc phủ hợp với bản thân. Sau bốn năm, tình trạng cạnh tranh công việc sẽ còn khốc liệt hơn trước. Nếu không thi được vào một trường đại học trọng điểm, không đỗ vào một ngành học đang là trào lưu, bạn không còn sự lựa chọn nào khác trong việc tìm cho mình một công việc, giống như đi trên chiếc cầu độc mộc vậy. Lựa chọn đi Nhật Bản, tình hình đương nhiên sẽ khác đi nhiều. Thứ nhất vừa được trải nghiệm cuộc sống du học ở nước ngoài; thứ hai lại có thể dần dần thông thạo tiếng Nhật, đặc biệt là khẩu ngữ, giúp tăng thêm thế mạnh khi đi xin việc; thứ ba, có cơ hội làm quen kết bạn với nhiều bạn học Nhật Bản, cùng nhiều đối tác sau khi đi Nhật Bản trở về, mở rộng các mối quan hệ của bản thân. Con đường tìm kiếm việc làm cũng vì thế mà được mở rộng hơn.

Ba là, đi Nhật Bản du học, học sinh  phải trải qua cuộc sống gian khổ, trưởng thành từ chính trong sự  khó khăn, vất vả xen lẫn niềm vui hạnh  phúc. Mỗi người đều phải chịu sự ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh mới có thể dần dần trưởng thành. Rời xa vòng tay cha mẹ để đến Nhật Bản du học, học tập và sinh hoạt đều phải tự mình làm chủ. Thời gian học tập và cả khoản tiền có được đều phải tự mình quản lý và làm chủ. Có thể hình dung, khoản tiền làm thêm bạn kiếm được từ 700 – 800 yên cho một giờ làm việc chứa đựng biết bao mồ hôi công sức của bản thân, bất luận thể nào cũng không thể tiêu sài một cách thiếu suy nghĩ. Cứ như vậy, từ lúc nào đó, học sinh dần học được cách biết trân trọng đồng tiền mình kiếm được, học được tính kiên nhẫn, chăm chỉ, không khó khăn nào có thể cản bước. Cuộc đời con người, cái quý nhất chính là sự trải nghiệm, trải nghiệm ở đây không hoàn toàn đều là niềm vui hạnh phúc khi thành công mà có cả những giọt nước mắt khi thất bại. Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại thì đều là tài sản quý báu của con người. Ở nước ta, 18 tuổi được coi là trưởng thành, ở Nhật Bản 20 tuổi mới được coi là trưởng thành, ở hai quốc gia khác nhau, trải qua hai độ tuổi trưởng thành khác nhau chắc chắn có ích rất nhiều cho cuộc đời của mỗi người, vừa được trải nghiệm sự khó khăn gian khổ, lại được tận hưởng niềm vui hạnh phúc mà quá trình trưởng thành mang lại.

Trên đây là những nội dung liên quan đến chủ đề “hiện tại, đi Nhật Bản du học có tốt không”, hi vọng sẽ có ích cho các bạn đang muốn tìm hiều vấn đề  này. Mọi thắc mắc về du học Nhật Bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

duhocnhatbanline.com

Vấn đề học phí là một vấn đề khá đau đầu khi quyết định đi du học Nhật Bản:

1/  Học phí bao nhiêu?
Mức học phí trung bình của các trường tiếng tại Nhật là khoảng 550,000 đến 650,000 yên/năm, tùy theo từng trường có mức học phí khác nhau. Một số trường cá biệt có thể có mức học phí lên tới 700,000 yên. Tham khảo thông tin các trường Nhật ngữ tại Website của chúng tôi.

2/  Các chi phí sinh hoạt khác bao nhiêu?
a)  Tiền thuê phòng (20-30 mét vuông) có giá xê dịch từ 20,000 đến 30,000 yên/tháng. Ở những khu vực như Tokyo giá có thể tăng cao hơn một ít. Sinh viên Việt Nam thường ghép phòng chung để giảm chi phí sinh hoạt. Công ty Hiền Quang sẽ tư vấn giúp bạn tìm phòng giá rẻ, gần trường, gần khu vực mua sắm, đi lại, làm thêm trước khi đến Nhật. Một số trường đã có sẵn kí túc xá (KTX) và tiền KTX sẽ được trả theo số tháng quy định của trường cùng tiền học phí trước khi đến Nhật.
 
b)  Tiền ăn uống, thường do sinh viên tự nấu cho hợp khẩu vị, nhưng một số trường cũng có nhà ăn cho sinh viên. Tiền chi phí trung bình khoảng 20,000 đến 40,000 yên/tháng. Các đồ nấu Việt Nam phần lớn có thể tìm thấy tại siêu thị Nhật hoặc ở một số cửa hàng bán đồ Việt Nam.
c)  Tiền điện thoại: Sinh viên tại Nhật thường sử dụng điện thoại của công ty Softbank để có thể gọi cho nhau miễn phí, trừ thời gian từ 9h tối đến 1h sáng. Mức tiền cơ bản bắt buộc phải trả cho công ty là 980 yên/tháng.
Điện thoại gọi về Việt Nam: Có nhiều hãng tung ra giá cước rẻ, tầm 11 đến 15 yên (1500 đến 2000 VND)/phút khi gọi về Việt Nam, có thể gọi thẳng từ máy điện thoại cầm tay.
Ở các khu vực như Tokyo, Osaka, các sinh viên đi lại bằng xe bus hoặc tàu điện ngầm. Những nơi khác, các sinh viên thường dùng xe đạp, hoặc xe máy. Xe đạp và xe máy ở Nhật rất rẻ, hoặc có thể mua lại xe cũ từ sinh viên khóa trước.

Con đường du học Nhật Bản dễ dàng hơn bao giờ hết khi đồng hành cùng Line du học.

duhocnhatbanline.com

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi du học Nhật Bản là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Sau đây Line du học xin trả lời bạn như sau:

I. Về tinh thần:

Trước khi đi , chắc chắn ai cũng sẽ có cảm giác vừa mừng vừa lo! Nhưng hãy yên tâm vì bao nhiêu người vượt qua được thì mình cũng làm được. Nói chung là mọi thứ sẽ ok. Nhưng thời gian trước khi đi lưu ý đừng để bị cảm, va qụet gì kẻo lại phải hoãn thời gian đi lại thì hơi phiền.

II. Các thứ cần chú ý:

A. Hành lý mang theo trước khi đi du học Nhật Bản

1. Tiền:

Nên đổi ra tiền Yên. Vì mang tiền đô qua cũng sẽ rắc rối. Đổi tiền Yên thì nên đổi cỡ 10000-20000 là tiền 1000 yên để qua xuống sân bay lúc mua sắm hay đi xe bus dễ xử lý hơn. Mang theo bao nhiêu thì tùy hoành cảnh. Những người đi theo dạng học bổng thì chắc qua vài ngày là có học bổng nên không cần mang theo nhiều tiền. Người đi làm thì nên mang theo cỡ 1 tháng sinh hoạt( khoảng 10, 000 yên) để đề phòng bất trắc.

2. Các vật dụng cá nhân:
Đa số người từ VN qua du học nhật Bản thường mang theo dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng và nhiều thức chất lỏng khác. Việc này nói chung không có vấn đề gì cả nhưng không nên mua nhiều vì sẽ làm nặng hành lý. Chỉ mua cho vừa đủ dùng tháng đầu và sau khi qua mua tại Nhật cũng không sao.

3. Máy tính và đồ điện tử:
Nếu bạn muốn qua và dùng liền thì nên mang theo máy tính từ Việt Nam. Còn không thì có thể mang tiền theo và mua ở Nhật (sẽ có  nhiều sự lựa chọn hơn ở VN). Các loại đồ điện (tử) khác như bàn ủi, máy sấy tóc v.v... thì có lẽ qua Nhật rồi mua cũng không có vấn đề gì. Giá cũng không cao hơn ở Việt Nam đâu.

4. Thuốc uống:
Thuốc ở Nhật hơi nhẹ và khi vừa mới qua bị cảm sẽ rắc rối nên mua theo 1 số thuốc tây (vừa đủ dùng) và nếu có những thứ thuốc nào hay dùng thì nên mua mang theo.

5. Quần áo giày dép:
Chỉ nên sắm vừa đủ. Không nên mua nhiều vì có nhiều thứ ở VN là mốt nhưng ở Nhật bị lỗi thời rồi. Giá cả ở Nhật cũng rẻ nên hãy để qua Nhật mua.

6. Thức ăn:

Mang theo 1 số thức ăn khô và đồ gia vị để phục vụ những ngày đầu chưa quen hay chưa đi mua sắm được tại Nhật.

7.Hình (ảnh):
Sau khi qua Nhật sẽ phải đi làm thẻ ngoại kiều và người ta đòi ảnh (hình). Nên hãy mang theo vài tấm cỡ 3x4 và 4x6. Tất nhiên qua Nhật đi chụp cũng được nhưng nếu có thì mang theo sẽ đỡ rắc rối hơn.

8. Quà cáp:
Đây là vấn đề nan giải nhiều người phân vân. Nhưng thật ra thì chẳng có gì phải lo cả. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì nhưng lưu ý có lẽ cái gì Việt Nam 1 chút xíu (Ví dụ như chùm giây đeo chìa khóa ...) vừa gọn nhẹ mà không phải tốn nhiều chi phí.

9. Những ai có ý định tìm cơ hội ở lại:
Mang theo tất cả các giấy tờ liên quan (bảng điểm, bằng cấp v.v...) có công chứng và nếu có bản tiếng Anh thì mang luôn cả bản tiếng Anh nữa!

B. Những điều nên chú ý:

1. Va ly và túi xách:
Du học Nhật Bản đồng nghĩa với việc bạn phải đi bộ nhiều nên hãy chuẩn bị va ly và túi xách thật chắc chắn kẻo lại bị đứt dây gãy chân giữa đường thì sẽ cười ra nước mắt. Và khi cho hành lý vào valy cũng không nên nhồi nhét quá căng vì nếu qua bị mở ra kiểm tra và sau đó không đóng lại được nữa thì hơi rắc rối.

2. Hành lý xách tay và hành lý gửi:
Những thứ quan trọng và dễ vỡ như máy tính... v.v.. hãy cho vào hành lý xách tay.Còn hành lý gửi thì nên nắm rõ từng phần là gì. Ví dụ bạn có được ai gửi 1 bọc kín thì cũng nên mở ra xem để nếu qua sân bay bị hỏi còn có thể trả lời và cũng là 1 cách chắc chắn đồ gửi không vô tình vi phạm vào hàng cấm.

3. Vài thứ tỷ mỉ khác:
Hãy mang theo 1 cây viết và ghi luôn các thông tin sau:
+ Số hộ chiếu
+ Địa chỉ nơi đến(Trường học, công ty)
+ Đia chỉ nơi làm việc v.v..
Vì bạn sẽ phải ghi những thông tin này vài lần ở sân bay.

Hãy chuẩn bị thật cẩn thận cho chuyến du học Nhật Bản của bạn nhé!

duhocnhatbanline.com

Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017