FAQ học tiếng Nhật

Ở các trường tiếng Nhật có nhiều khóa học phổ cập với mục đích khác nhau và cũng có khóa học dành cho học viên dự định thi vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, Cao học... Ở khóa học mà mục đích là để học lên cao hơn, ngoài tiếng Nhật ra, còn học các môn khác như toán, lý, tích hợp... (các môn học đào tạo dự bị).

Trường tiếng Nhật là trường để học tiếng Nhật nên nếu chỉ tốt nghiệp các trường tiếng Nhật thì bạn không có học vị. Cùng trong một trường tiếng Nhật có nhiều khóa học khác nhau nên bạn có thể lựa chọn cho đúng với mục đích của mình.

Cuối háng 3 năm 2014, có 393 trường đã được Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật (tham khảo trang 23) chứng nhận là trường có điều kiện giáo dục tốt, có chương trình đào tạo phù hợp.

Số học viên đang theo học (tư cách lưu trú là “Du học”) tại tất cả các cơ sở đào tạo tiếng Nhật tính đến ngày 1-7-2013 hiện nay là 37.918 người thuộc 104 quốc gia và khu vực. Trong đó nhiều nhất là Trung Quốc (18.250 người), tiếp theo là Việt Nam (8.436 người), Nepal (3.095người), Hàn Quốc (2.386 người) Đài Loan (1.425 người).

Trung Quốc18.250 người Thái Lan660 người
Việt Nam8.436 ngườiMiến Điện414 người
Nepal3.095 ngườiIndonesia386 người
Hàn Quốc2.386 ngườiCác khu vực khác2.866 người
Đài Loan1.425 ngườiTổng cộng37.918 người

Tình hình đào tạo tiếng Nhật và đào tạo dự bị đại học


Ở nhiều trường tiếng Nhật, ngoài các khóa dành cho người muốn học lên Đại học hoặc Trung cấp chuyên nghiệp, còn có khóa học thông thường dành cho những sinh viên sau khi học xong tiếng Nhật không học tiếp mà về nước. Tình hình học tập như sau: 90% là các khóa học chuyển tiếp, 10% là các khóa học thông thường. Cả 2 khóa đều có thời gian học là 1 năm, 1 năm rưỡi và 2 năm, nhưng khóa học chuyển tiếp có nhiều khóa 1 năm và 2 năm hơn, chiếm khoảng 70%. Còn ở các khóa học thông thường thì 90% sinh viên đều chọn khóa 2 năm.

Khóa học chuyển tiếp Khóa học thông thường
1 năm5,1%1 năm3,1%
1 năm 3 tháng6,1%1 năm 3 tháng0,9%
1 năm 6 tháng21,1%1 năm 6 tháng1,6%
1 năm 9 tháng11,5%1 năm 9 tháng0,7%
2 năm42,0%2 năm7,9%
Cộng85,8%Cộng14,2%

(Tỷ lệ học sinh theo khóa học và thời gian học tập (Số liệu tháng 7-2013)

  Về thời lượng học thì nhiều trường thực hiện mức 1 năm khoảng 800 giờ và giảng dạy tiếng Nhật từ sơ cấp đến trung cấp tùy theo tình hình hoàn thành khóa học của học sinh. Với những người có muốn học lên Đại học hoặc Trung cấp chuyên nghiệp thì nhà trường cũng tổ chức giờ học, biên soạn giáo trình phù hợp để qua được kỳ thi du học.
  Ngoài ra, ở một số trường đào tạo tiếng Nhật, ngoài tiếng Nhật ra nhà trường cũng tổ chức giảng dạy những môn học dự bị khác. Trong những môn học dự bị này nhiều nhất là môn tích hợp, tiếp đến là toán, tiểu luận, tiếng Anh và đất nước văn hóa Nhật Bản.

(4) Tình hình của học viên sau khi học xong trường tiếng Nhật
 Theo thống kê những năm gần đây, khoảng 70% số người sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật tiếp tục học lên Đại học, Cao học hay các trường Trung cấp chuyên nghiệp, 30% còn lại về nước, kết hôn hoặc đi làm.
 Theo thống kê năm 2011, số người tiếp tục học sau khi tốt nghiệp như sau: trường Trung cấp chuyên nghiệp 7.749 người, Đại học 6.621 người, Hệ cao học 2.767 người, Cao đẳng 236 người. Trong số những người tiếp tục học lên Đại học và trường Trung cấp chuyên nghiệp, phổ biến nhất là sau khi học xong trường tiếng Nhật 1-2 năm rồi tiếp tục học lên. Có nghĩa là, trong số những du học sinh du học tự túc học lên Trung cấp chuyên nghiệp hay Đại học thì phần lớn đều đi lên từ các cơ sở đào tạo tiếng Nhật được Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật chứng nhận là trường chuẩn.

* Thực trạng học tiếp lên khi tốt nghiệp các trường tiếng Nhật (tốt nghiệp sinh năm 2012)

Đại học5.728 người (37,6%)
Hệ cao học2.748 người (18,1%)
Cao đẳng133 người (0,9%)
Trung cấp chuyên nghiệp65 người (0,4%)
Trường chuyên tu6.414 người (42,1%)
Các trường khác140 người (0,9%)
Tổng cộng15.228 người (100%)

Từ năm 2002, JASSO (Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản) tổ chức kỳ thi du học Nhật. Kỳ thi này đánh giá kiến thức cơ bản và năng lực tiếng Nhật của những người có nguyện vọng học tập tại Nhật Bản với tư cách là du học sinh. Kỳ thi này được tổ chức một năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 11 (trong nước và ngoài nước).

Khu vực thi tại Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các môn thi như sau: Khối khoa học xã hội có Tiếng Nhật 125 phút, môn Tích hợp 80 phút, Toán 80 phút. Khối khoa học tự nhiên có tiếng Nhật là 125 phút, Vật lý (có thể chọn 2 trong 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh vật) 80 phút, Toán 80 phút.

Tổ chức JASSO có chế độ cam kết cấp học bổng khuyến học cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc tại các trường tiếng Nhật là 48.000 Yên/ tháng để sau khi học xong và tiếp tục học lên đại học, cao đẳng…có thể yên tâm chú trọng vào việc học tập.
Năm 1998 JASSO cấp học bổng cho 80 sinh viên, năm 1999 trở đi đã tăng lên thành 150 người/ năm.

JASSO cấp học bổng 48.000 Yên/ tháng cho những người là sinh viên các trường tiếng Nhật dự định bằng kinh phí của mình học tiếp lên Đại học (gồm cả Cao học), Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường Chuyên tu, có thành tích học tập giỏi, và được đánh giá là sẽ thu được kết quả học tập tốt nhờ nhận được hỗ trợ tài chính.
Học bổng này được thực hiện từ năm 2000 và năm 2012 đã cấp cho 561 người.

Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật đã lập “Chế độ bồi thường tai nạn cho học viên các trường tiếng Nhật” để trả một số tiền bảo hiểm nho nhỏ cho học sinh trường tiếng Nhật khi (1) bị thương tật, (2) bị bệnh, (3) sơ ý làm hỏng tài sản của người khác, làm người khác bị thương, (4) nhập viện phải gọi người thân chăm sóc.

Cùng với việc sửa đổi những luật có liên quan tháng 7 năm 2009, vấn đề về tư cách lưu trú “Du học” và “Học tập” tồn tại một thời gian dài đã được hợp nhất từ tháng 7 năm 2010. Đa số sinh viên học tại các cơ sở đào tạo tiếng Nhật có tư cách lưu trú là “Học tập” đã được chuyển thành “Du học” giống sinh viên đại học.

 

GIỚI THIỆU VỀ HIỆP HỘI THÚC ĐẨY GIÁO DỤC TIẾNG NHẬT

  Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật (pháp nhân công ích) là tổ chức được thành lập vào năm 1989 với hoạt động chính là thẩm định và chứng nhận tư cách hoạt động cho các cơ sở đào tạo tiếng Nhật để những du học sinh đến Nhật Bản có thể an tâm học tiếng Nhật. Ngoài ra, Hiệp hội chúng tôi còn tiến hành nhiều công tác nhằm nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo tiếng Nhật và xúc tiến việc tiếp nhận sinh viên tiếng Nhật như đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; phát triển sách giáo khoa; tổ chức hội thảo, triển lãm về du học ở nước ngoài; phát triển, tiến hành hệ thống chứng nhận thành tích cuộc thi Đại học trên toàn Việt Nam; củng cố chính sách hỗ trợ học sinh như cấp phát học bổng... Hiệp hội của chúng tôi hoạt động dưới sự cho phép và chỉ đạo của Bộ giáo dục và khoa học, Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao.
  Ngoài ra, cuộc họp các thành viên duy trì Hiệp hội tổ chức vào tháng 6 năm 2013 đã đề ra “Hướng dẫn về tiếp nhận du học sinh cho các cơ sở đào tạo tiếng Nhật”. Hướng dẫn này là tiêu chuẩn đạo đức và cũng là kim chỉ nam hành động cho các cơ sở đào tạo tiếng Nhật, được xây dựng với mục đích để các bạn có cái nhìn chính xác hơn về các cơ sở này và từ đó góp phần nâng cao uy tín về mặt xã hội trong và ngoài nước.

[ Thẩm định và chứng nhận tư cách hoạt động cho các cơ sở đào tạo tiếng Nhật ]


  Các tác thẩm định và cấp giấy phép cho các cơ sở đào tạo tiếng Nhật của Hiệp hội chúng tôi được bắt đầu từ năm 1989. Tiêu chuẩn thẩm định đó được xây dựng dựa trên “Tiêu chuẩn xây dựng và điều hành cơ sở đào tạo tiếng Nhật” do Hội đồng cộng tác viên khảo sát nghiên cứu chính sách của Bộ giáo dục (hiện nay là Bộ giáo dục và khoa học) ban hành vào tháng 12 năm 1988. Tiêu chuẩn này tuân thủ theo tiêu chuẩn giáo dục của trường Trung cấp chuyên nghiệp và các trường trung cấp khác.
  Với những cơ sở đào tạo mong muốn nhận được chứng nhận tư cách hoạt động của Hiệp hội chúng tôi, chcơ sở đào tạo mong muốn nhận được chứng nhận tư cách hoạt động của Hiệp hội chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định xem cơ sở đó có đủ tiêu chuẩn là một cơ sở đào tạo tiếng Nhật hay không rồi sẽ quyết định chứng nhận tư cách hoạt động của cơ sở đó. Việc thẩm định sẽ được tiến hành nghiêm cẩn bởi Ủy ban thẩm định với những chuyên gia về giáo dục tiếng Nhật và những người có kinh nghiệm về giáo dục đào tạo khác. Ngoài ra, cứ 3 năm 1 lần, các cơ sở đào tạo tiếng Nhật đã được chứng nhận sẽ phải thẩm định lại nhằm duy trì và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở đó.
  Như vậy, tôi nghĩ rằng các cơ sở đào tạo tiếng Nhật được Hiệp hội chúng tôi thẩm định và chứng nhận tư cách hoạt động sẽ là các địa điểm uy tín mà các bạn du học sinh đến từ nước ngoài có thể an tâm đến Nhật Bản để học tiếng Nhật.

(1) Yêu cầu tài liệu và lựa chọn trường
 Trường hợp muốn học tiếng Nhật tại các trường dạy tiếng Nhật, trước hết phải tìm hiểu mục đích của các khóa học, mức độ, số giờ học trong năm… đồng thời suy nghĩ mục đích học tập của bản thân để chọn trường cho phù hợp. Ví dụ để thi vào đại học và trung cấp chuyên nghiệp thì cần phải học tại các trường có các khóa học để dự thi tuyển sinh cho du học. Còn trường hợp chỉ cần học hội thoại rồi về nước hoặc tiếng Nhật cần thiết cho công việc của mình thì nên chọn các trường có các khóa học hay chương trình giảng dạy phù hợp với mục đích đó. Ngoài ra cũng cần tham khảo thêm về học phí, sinh hoạt phí, khả năng có người thân giúp đỡ hay trường học ở gần nhà bạn bè hay không, công việc, sự nghiệp sau khi học xong… để chọn trường cho đúng.
 Có thể chọn một vài trường rồi yêu cầu họ gửi tài liệu giới thiệu, đầu mục tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh hoặc đi dự hội thảo giới thiệu du học, so sánh giữa các trường dựa trên tìm hiểu mọi thông tin cần thiết như tình trạng nhà trường, hay những nét đặc sắc về giáo dục, phương châm, nội dung giảng dạy, cuộc sống sinh viên. Hơn nữa, chính tự bản thân hãy suy nghĩ thật kỹ xem trường nào phù hợp với nguyện vọng của mình nhất, từ đó đưa ra quyết định chọn một trường cuối cùng,
 Ngoài ra, tháng 3/2011 Hiệp hội thúc đẩy giáo dục tiếng Nhật và Cục đào tạo nước ngoài thuộc Bộ giáo dục và đào tạo của Việt nam (dưới đây gọi là “Cục đào tạo nước ngoài” ) đã thỏa thuận về hệ thống chứng nhận cho kết quả kì thi chung vào đại học của Việt nam, và từ ngày 31/8/2011 đã triển khai việc chứng nhận này. Có hai loại giấy chứng nhận đó là Giấy chứng nhận thành tích kì thi chung vào đại học và Giấy chứng nhận thành tích kì thi chung tốt nghiệp cấp 3. Đến tháng 6/2012 được bổ sung thêm Giấy chứng nhận tốt nghiệp cao đẳng, đại học và đến cuối tháng 8/2012 bắt đầu triển khai việc này.
 Nếu người nào có nguyện vọng xin học vào các trường tiếng Nhật, các bạn có thể đăng ký và làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận trên trang web của Cục đào tạo nước ngoài. Cùng với việc chuyển các khoản phí như phí chứng nhận (mỗi loại 100,000 VNĐ) và phí gửi hồ sơ đến trường tiếng Nhật theo tài khoản của Cục đào tạo nước ngoài, học sinh hãy gửi đến địa chỉ Cục đào tạo nước ngoài bản photo giấy chuyển tiền, đơn xin chứng nhận trên trang web (đã ghi những mục cần điền) và các tài liệu cần thiết khác. Những người nào có nguyện vọng đi du học tại Nhật từ Việt nam, khi sử dụng hệ thống cấp giấy chứng nhận này hãy hỏi kỹ trường mình có nguyện vọng muốn vào học tiếng Nhật về đơn đăng ký và cách sử dụng.
 

(2) Nộp đơn
  Nộp đơn xin học và các hồ sơ cần thiết khác theo hướng dẫn của nhà trường. Có trường hợp nhà trường yêu cầu nộp thêm giấy khám sức khỏe, bằng tốt nghiệp học lực cao nhất, bảng điểm…
 Trong tài liệu hướng dẫn nhập học có đầy đủ các mục như tiền nhập học, học phí, tiền sử dụng thiết bị, phương thức nộp…

(3) Khả năng tài chính và người cung cấp tài chính
 Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, về nguyên tắc du học sinh cần có đủ điều kiện tài chính của riêng mình hoặc có người cung cấp tài chính hoặc có học bổng để có thể học tập và sinh sống ở Nhật. Người cung cấp tài chính phải có đủ khả năng cấp tiền một cách thường xuyên và ổn định cho du học sinh, phải là người có thể chắc chắn bảo đảm chu cấp học phí, sinh hoạt phí cho du học sinh. Vì vậy phải nộp giấy tờ xác nhận năng lực của người cung cấp tài chính.

(4) Giấy tiếp nhận nhập học
 Sau khi nhận hồ sơ xin học, nhà trường sẽ thẩm định hồ sơ hoặc phỏng vấn, hoặc có thể tiến hành kỳ thi kiểm tra trình độ để quyết định việc chấp nhận cho nhập học hay không và thông báo cho người làm đơn.
 Trường hợp không nhập học được do không xin được visa thì sẽ được trả lại học phí, trừ khoản tiền nhập học và xét tuyển hồ sơ. Cần đọc kỹ phần nộp tiền trong tài liệu hướng dẫn nhập học.

(5) Cuộc sống ở Nhật Bản
 Trước khi quyết định nhập học tại các sơ sở giáo dục tại Nhật Bản, du học sinh cần xác định chắc chắn kế hoạch cho cuộc sống ở Nhật. Cho dù có ý nguyện du học cao đến mấy, nhưng nếu cuộc sống có khó khăn, thì cũng không thể chuyên tâm học tập được.
 Theo dữ liệu thống kê của cơ quan hỗ trợ học sinh năm 2011 tại Nhật cho thấy, chi phí sinh hoạt (bình quân khoản chi hàng tháng) của học sinh các trường dạy tiếng Nhật là 137.000 yên Nhật. Tất nhiên, con số này có thể khác nhau tùy vào từng khu vực, ví dụ như chi phí sinh hoạt ở khu vực Kanto cao hơn 13.000 yên so với mức bình quân cả nước.
 Mặt khác, thu nhập của du học sinh phần lớn là từ chu cấp của cha mẹ, anh chị em, từ tiền làm thêm và tiền học bổng. Trong đó, thu nhập bình quân từ việc làm thêm là 65.000 yên/ tháng. Tại các trường dạy tiếng Nhật, tỉ lệ du học sinh làm thêm là 73% ở các trường. Các trường dạy tiếng Nhật cho phép du học sinh được làm thêm nhiều nhất là 28 giờ/ tuần, nhưng theo kết quả điều tra, có 72% du học sinh làm thêm từ 10~25 giờ/tuần, trong đó có 78% lĩnh mức lương 800~1.200 Yên/giờ.
 Du học sinh tại các trường dạy tiếng Nhật cần phải hiểu rõ rằng, nếu chỉ trông đợi vào việc làm thêm thì sẽ không thể có thu nhập nhiều! Tuyệt đối không nên lầm tưởng rằng chỉ cần làm thêm là đủ để đảm bảo cho cuộc sống tại Nhật Bản

(1) Hộ chiếu
 Du học sinh xin cấp hộ chiếu theo các thủ tục được quy định tại nước mình cư trú. Nếu không có hộ chiếu (vẫn còn trong hiệu lực) thì không thể xin cấp visa, tuy nhiên vẫn có trường hợp có hộ chiếu nhưng vẫn không xin cấp được visa.

(2) Xin cấp “Giấy xác nhận tư cách lưu trú”
 Để vào học trường dạy tiếng Nhật thì phải xin visa “Du học”. Thông thường khi xin visa cần có “Giấy xác nhận tư cách lưu trú”.
 Thông hường trường học đại diện cho du học sinh nộp hồ sơ cho Cục xuất nhập cảnh của Bộ tư pháp để xin cấp “Giấy xác nhận tư cách lưu trú”.
 Cục xuất nhập cảnh tiến hành thẩm tra xem người làm đơn có thực sự sang Nhật để học tập hay không, nhà trường có vấn đề gì không, có đủ khả năng nộp học phí và sinh hoạt phí hay không.Nếu bị đánh giá là muốn sang Nhật không phải thực sự để đi học mà là để đi làm, hoặc không có đủ khả năng tài chính thì sẽ không được cấp “Giấy xác nhận tư cách lưu trú”.
 Thời gian xin cấp “Giấy xác nhận tư cách lưu trú” là khoảng 2, 3 tháng kể từ ngày nộp đơn.
 Khi xin visa, nếu không có “Giấy xác nhận tư cách lưu trú” thì việc xét cấp visa sẽ bị kéo dài.
 Hồ sơ cần có để xin cấp “Giấy xác nhận tư cách lưu trú” cụ thể như sau:

  i) Đơn xin cấp “Giấy xác nhận tư cách lưu trú”.
 ii) 1 ảnh 3x4cm
 iii) Bản sao Giấy tiếp nhận nhập học (Tên của ngành học, khoa học cần được ghi rõ).
 iv) Bằng tốt nghiệp học lực cao nhất.
 v) Lý lịch ghi rõ quá trình học tập và công tác.
 vi) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính.
 vii) Chứng chỉ tiếng Nhật N5 trở lên hoặc giấy tờ chứng minh khả năng tiếng Nhật tương đương với nó.
 viii) Hộ khẩu hoặc giấy tờ thay thế.
 *Ngoài hồ sơ trên, người làm đơn có thể còn được yêu cầu nộp các giấy tờ xác minh khác, để nắm rõ hơn hãy liên lạc với trường dạy tiếng Nhật định theo học.
 Cần lưu ý rằng “Giấy xác nhận tư cách lưu trú” sẽ hết hạn sau 3 tháng nếu không xin nhập cảnh vào Nhật Bản.

(3) Xin visa
 Khi xin visa cần nộp cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán hộ chiếu, đơn xin visa, 1 ảnh 4.5x4.5cm, giấy xác nhận tư cách lưu trú và các hồ sơ cần thiết khác.
 Trường hợp không có Giấy xác nhận tư cách lưu trú thì khi xin visa phải nộp hộ chiếu, đơn xin visa, 2 ảnh (như trên) và những giấy tờ cần thiết để xin cấp Giấy xác nhận tư cách lưu trú nêu trong mục 2 ( Tuy nhiên, vì mục đích là xin visa nên không cần ảnh). Thời gian xét cấp visa mất trên 3 tháng, vì vậy các bạn nên xin Giấy xác nhận tư cách lưu trú trước khi xin visa.
 Cần lưu ý không phải xin visa là được cấp, nếu tờ khai không trung thực hoặc do có vấn đề nào đó thì sẽ không được cấp visa.

(4)Nhập cảnh
 Khi đến sân bay Nhật Bản phải làm thủ tục nhập cảnh và xuất trình hộ chiếu kèm theo visa, giấy xác nhận tư cách lưu trú và giấy tờ cần thiết khác. Sau khi kiểm tra đầy đủ, nhân viên xuất nhập cảnh sẽ đóng dấu cho phép nhập cảnh. Trường hợp vào học các trường dạy tiếng Nhật thì căn cứ theo thời gian của khóa học sẽ được quy định thời gian lưu trú là 2 năm 3 tháng, 2 năm, 1 năm 3 tháng, 1 năm hoặc 6 tháng (Trong thời gian ở Nhật có thể xin gia hạn thời gian cư trú trong trường hợp cần thiết).
 Sau khi nhập cảnh, ngay lập tức hãy đến trường dạy tiếng Nhật sẽ theo học và thông báo về việc nhập cảnh thành công.

(5) Thẻ cư trú
 Quy chế mới về quản lý lưu trú sẽ được áp dụng từ 9-7-2012. Bãi bỏ quy định đăng ký của người nước ngoài, thay vào đó những du học sinh nhập cảnh bằng visa du học sẽ được cấp thẻ lưu trú.
 Theo đó, khi nhập cảnh qua sân bay Narita, Haneda, Chubu, Kansai cán bộ nhập cảnh đóng dấu vào hộ chiếu và cấp thẻ cư trú. Nếu nhập cảnh qua các sân bay khác thì cơ quan quản lý nhập cảnh địa phương đó không cấp ngay, mà vài ngày sau khi du hoc sinh đăng ký tạm trú, sẽ gửi thẻ lưu trú qua đường bưu điện.
 Sau khi nhập cảnh trong 14 ngày cần đăng ký tạm trú tại các ủy ban nhân dân phường/quận/tỉnh theo đúng quy định.

Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017