FAQ kí túc xá

Giữa Nhật Bản và các nước khác  có sự khác biệt rất lớn về văn hóa cũng như tập quán sinh hoạt. Có thể lấy ví dụ cụ thể ở Nhật ô tô sẽ đi bên trái đường. Khi di trong nhà thì phải cởi giầy. Vì những điểm khác biệt về thói quen sinh hoạt này mà có nhiều người nước ngoài cảm thấy rất kỳ lạ. Sau đây tôi sẽ giới thiệu về cuộc sống sinh hoạt của Nhật Bản tới những bạn có kế hoạch du học Nhật.

Có thể nói giá cả ở Nhật khá trên thế giới. Thực tế nếu so sánh “hàng hóa”, dịch vụ” của các thành phố lớn trên thế giới thì giá hàng hóa của Tokyo thực sự rất đắt. Điều này được biểu hiện qua đồng tiền yên của Nhật. Sau đây tôi sẽ giới thiệu giá cả của một số sản phẩm cần thiết trong đời sống sinh hoạt.

Nếu so sánh với giá cả ở nước các bạn thì thế nào? Hãy tham khảo bảng giá ở trên và tự lên kế hoạch cho cuộc sống ở Nhật.

Trong ba yếu tố cần thiết trong cuộc sống “ăn, mặc, ở” thì ở Tokyo phí nhà ở là đắt nhất. có một số trường học có ký túc xá nhưng thông thường thì mỗi người đều tự thuê căn hộ cá nhân. Khi thuê phòng thì ngoài tiền phòng còn phải trả các phí khác như phí quản lý, tiền đặt cọc, tiền cảm ơn… phần từ 5 tháng đến 6 tháng.  Nếu muốn thuê nhà thì cần có người bảo hộ.

 

Phòng chung cư: là một công trình xây dựng bằng gỗ khoảng hai tầng được chia ra thành nhiều không gian sống độc lập để cho thuê hàng tháng. Nếu so với các biệt thự của kiến trúc bê tông cốt thép thì giá phòng rẻ hơn nhiều. khái niệm căn hộ ở đây hoàn toàn khác với căn hộ chung cư của các khu chung cư của Hàn Quốc.

 

Tiền đặt cọc: là khoản tiền đưa cho chủ nhà như một khoảng thế chấp bồi thường các thiệt hại như hỏng hóc nhà cửa. Khi trả phòng số tiền này sẽ được trả lại sau khi trừ đi các khoản chi phí sửa chữa những chỗ bị hỏng trong phòng. Thông thường sẽ được trả laiji khoảng hơn một nửa.

 

Tiền cảm ơn: là khoản tiền đưa cho chủ nhà với ý nghĩa cảm tạ. Khi trả phòng cũng không nhận lại được khoản này.

Những yếu tố cần thiết trong cuộc sống gọi là Lifeline gồm có điện, gas, nước sạch, điện thoại.

ở Nhật trong trường hợp nếu là căn hộ hoặc thuê phòng cá nhân thì phải ký riêng hợp đồng về những khaorn này. Bởi vì phí những dịch vụ Lifeline này không được bao gồm trong tiền thuê nhà nên sẽ phải trả riêng rẽ với tiền thuê mỗi phòng. Cần phải chú ý vì nếu không nộp phí đúng hạn thì sẽ bị cắt dịch vụ.

Hệ thống nước sạch ở Nhật có thể uống được. Sản phẩm điện tử nước ngoài sẽ không sử dụng được ở Nhật nên cần phải chú ý.

ở Nhật Bản xử lý rác đã trở thành một vấn đề xã hội lớn. Nếu không vứt rác đúng quy định thì sẽ trở thành nguyên nhân gây ra vấn đề rắc rồi lớn. Trước tiên mỗi gia đình sẽ phân loại rác (rác cháy và rác không cháy) sau đó vào mỗi ngày gom rác hãy đem bỏ rác ở địa điểm đã quy định đúng thời gian quy định.

Cần phải chú ý phương pháp xử lý rác thải ở mỗi vùng đều khác nhau.

Nếu có xảy ra hỏa hoạn thì khi đó có thể bất ngờ sẽ bệnh hoặc bị thương nên cần phải gọi xe cấp cứu ngay. Vì vậy khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố thì không nên quá hoảng sợ mà hãy gọi đến những số điện thoại sau đây:

 

Trước tiên các bạn hãy nhìn vào dữ liệu của Hiệp hội giáo duch Nhật Bản dưới đây. Đây là bảng thể hiện các hình thức cư trú của du học sinh đang sống tại Nhật Bản. Nhìn vào số liệu này ta có thể thấy số lượng học sinh sống trong ký túc xá không nhiều và thấy đa số học sinh sống ở trong căn họ chung cư  và nhà riêng. Hiện nay tại nhiều trường đại học Hội quán du học sinh (hội quán giao lưu quốc tế) có dựng ký túc xá dành cho du họ sinh nhưng bởi vì có giới hạn số người và thời gian đăng ký vào nên đa số người có nguyện vọng vào sống tại đây đều không vào được. Xét về mặt chi phí thì nếu có thể sống trong ký túc xá là tốt nhất, nhưng rất ít học sinh được vào nên đa số du học sinh đều thuê căn hộ chung cư bên ngoài.

Ở Nhật ngoại trừ ký túc xá, nhà thuê thông thường và nhà riêng thuê theo tháng thì khi học sinh tìm nhà ở bước đầu tiên là môi giới của công ty bất động sản.

Thông thường nếu là ký túc xá và nhà thuê theo tháng thì bạn cùng phòng chỉ cần được công nhận tại công ty là được nhưng trong trường hợp nhà thuê thông thường thì bạn cùng phòng nhất định phải được sự đồng ý của chủ nhà và công ty bất động sản.(trường hợp ở Nhật)

Nghĩa là, ví dụ như bạn Hong Gildong là người đã ký hợp đồng thuê căn phòng số 201 của tòa nhà A, nếu muốn có bạn hoặc bạn cùng phòng đến sống chung ở căn phòng đã ký hợp đồng đó thì vì đó là căn nhà mà Hong Gildong đã ký hợp đồng nên một khi Hong Gildong vẫn còn ở đó và không có vấn đề nào đặc biệt thì dù có bạn cùng phòng vào sống chung cũng không sao.

( Chú ý: mọi người nên kiểm tra chắc chắn bản hộ đồng đã ký nhất định phải là tên của Hong Gildong và nên kiểm tra chính xác thời hạn ngày tháng trên hợp đồng. Nếu đã quá ngày hoặc tên bị ghi sai thì tốt nhất không nên đưa bạn cùng phòng vào.)

Khi học tại trường dạy tiếng Nhật người ta thường sử dụng nhiều loại ký túc xá được gọi là các phòng nhỏ. Có phòng 1 người, phòng 2 người và cả phòng 3 người và tùy theo đồ đạc trong phòng giá cả sẽ khác nhau. Việc ăn uống là theo nguyên tắc tự nấu ăn. Cũng có ký túc xá cung cấp bữa ăn nhưng không nhiều.

Ngoài ra khi thuê nhà nếu lấy tiêu chuẩn là khu vực trung tâm Tokyo thì tiền phòng là 60000 ~ 70000 yên, các loại phí khác như tiền đặt cọc tiền cảm tạ cũng rất nhiều nên chi phí phải trả đầu tiên ngay khi làm hợp đồng sẽ mất khoảng 4~5 tháng tiền nhà.

Ở Nhật không có nhà nào là trả tiền một lần rồi được sử dụng cả căn nhà cả mà 100% là nhà trả tiền thuê theo tháng. Khác với Hàn Quốc, ở Nhật trước khi chuyển đến nhà để ở thì cần phải trả cả tiền đặt cọc bằng 2 tháng tiền nhà, tiền cảm tạ bằng 2 tháng tiền nhà với ý nghĩa cảm ơn bác chủ nhà đã cho thuê căn nhà đó và phải trả 1 tháng tiền nhà coi như phí hoa hồng cho trung tâm bất động sản. Và tất nhiên lúc đó cũng phải thanh toán luôn tiền nhà tháng đầu. Như vậy tổng cộng phải chuẩn bị trước 6 tháng tiền nhà. Tuy đây là nguyên tắc ở Nhật nhưng nếu là du học sinh thì cũng có thể tìm được những nhà không cần tiền cọc và tiền cảm tạ.

Có phương pháp như là Home stay nhưng khi chọn Home stay tôi nghĩ chỉ có thể sống trong thời gian ngắn chứ không thể sống trong thời gian dài từ 1 năm trở lên được. theo tôi thì việc tự nấu ăn cũng có rất nhiều ưu điểm như là sẽ thoải mái hơn, tập được sống độc lập, có thể học nấu ăn,  …(thực tế tôi không có tự tin lắm về những điều này ^^)

Chính vì thế nên tôi khuyên mọi người nên chọn ký túc xá. Thực tế ở Nhật khi tìm nhà ở thì vấn đề kinh tế là một vấn đề rất lớn. Thế nên khi so sánh với những loại khác thì ký túc xá vừa tiết kiệm, cơ sở thiết bị cũng tốt. Tuy nhiên nếu mọi người biết chọn thật kỹ thì mới có thể chọn được ký túc xá có giá hợp lý và điều kiện sống tốt. Trước tiên hãy cứ thử bắt đầu từ hướng tìm ký túc xá rồi sau đó hãy tìm những loại khác.

Nếu thanh toán theo tháng thì một phòng hai người là trong khoảng 45000 ~ 50000 yên. Bên cạnh đó còn rất nhiều khoản tiền công quả khác.

Thường thì một mùa hè và một mùa đông sẽ mất khoảng 7 ~8 triệu yên. Tuy nhiên tôi nghĩ tùy theo sở thích của mỗi người sẽ có một mức khác nhau.

Phí ở ký túc xá mỗi tháng vào khoảng từ 45000 yên đến 55000 yên. Ở Nhật ngoại trừ ở ký túc xá còn không nếu thuê nhà riêng hay căn hộ chung cư đều cần người bảo lãnh.

  1. i) Ký túc xá học sinh.

Có rất nhiều loại. Nhiều trường thì có ký túc xá dành riêng cho du học sinh, cũng có nhiều trường giới thiệu chỗ ở cho sinh viên. Nếu bạn gặp vấn đề về nơi ở khi đến nhập cảnh ở  Nhật thì hãy thử đến tìm bộ phận tư vấn ở trường mà bạn đang theo học.

  1. ii) Nhà ở công cộng được cung cấp bởi các đoàn thể tại địa phương.

Có những khu nhà ở công công mà người nước ngoài cũng có thể đăng ký được. Nếu có người thân sống chung thì sẽ có giới hạn về thời gian cư trú tại khu vực đó trong một thời hạn nhất định ngay từ khi đăng ký.

iii) Ký túc xá dành cho nhân viên của các công ty Nhật Bản.

Hiện nay hiệp hôi thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp và hỗ trợ du học sinh đang thúc đảy phương án hợp tác các doanh nghiệp, ký túc xá dành cho nhân viên của mỗi công ty được dùng như nhà ở dành cho du học sinh. Việc đăng ký sẽ được thực hiện tại các trường đại học.

  1. iv) Thuê nhà riêng.

Tuy điều kiện rất đa dạng nhưng các bạn có thể tự tìm được thông qua các công ty bất động sản. Cũng có một cách khác đó là đến xin tư vấn tại phòng tư vấn của các trường đại học. Mọi người có thể tham khảo nội dung chi tiết hơn dưới đây.

Khi thuê nhà cần tìm hiểu trước về giá thuê nhà hàng tháng (mức giá chung). Nếu là khu vực đô thị trung tâm Tokyo thì thông thường nơi càng gần trung tâm thành phố sẽ càng đắt và cáng cách xa khu vực trung tâm sẽ rẻ hơn. Ngoài ra giá cũng sẽ phụ thuộc vào điều kiện, độ nổi tiếng của giao thông đường xá, môi trường xung quanh, khu dân cư, kiến trúc … thông thường đa số các nơi phí thuê căn hộ chung cư là 40000~80000 yên một tháng.

※ So sánh giữa thành phố lớn và vùng địa phương sẽ có một sự khác biệt rất lớn.

Khi thuê nhà cần tìm hiểu trước về giá thuê nhà hàng tháng (mức giá chung). Nếu là khu vực đô thị trung tâm Tokyo thì thông thường nơi càng gần trung tâm thành phố sẽ càng đắt và cáng cách xa khu vực trung tâm sẽ rẻ hơn. Ngoài ra giá cũng sẽ phụ thuộc vào điều kiện, độ nổi tiếng của giao thông đường xá, môi trường xung quanh, khu dân cư, kiến trúc … thông thường đa số các nơi phí thuê căn hộ chung cư là 40000~80000 yên một tháng.

※ So sánh giữa thành phố lớn và vùng địa phương sẽ có một sự khác biệt rất lớn.

  1. i) Thông thường những nơi thuê nhà như chung cư sẽ không có sẵn các đồ dùng trong nhà. Ví dụ như có nhiều trường hợp có bếp, có bồn rửa nhưng không có bếp gas dùng để nấu nướng, đèn, rèm cửa, chăn nệm cũng phải tựu chuẩn bị.
  2. ii) Khi làm hợp đồng có nhiều loại phí như tiền đặt cọc, tiền cảm tạ, tiền phí trung gian, tiền nhà… đều phải nộp cùng lúc nên sẽ phải chuẩn bị khoản tiền bằng 5~6 tháng tiền nhà.

iii) Khi làm hợp đồng cần có người bảo lãnh liên đới là người Nhật. (trường hợp người thuê là người Nhật cũng tương tự như vậy)

Theo chế độ hợp đồng thuê ký túc xá cũng như chung cư của Nhật thì ngoài người ký hợp đồng thì người khác đến ở lại tuyệt đối bị cấm. Vì thế nên nếu chưa xin phép chủ nhà hoặc người quản lý mà tự ý mời bạn  hoặc gia đình đến phòng hoặc mời đến phòng của bạn bè thì sẽ có vấn đề lớn. Nhất định phải xin phép chủ nhà trước.

Thông thường thì không cung cấp đồ ăn nên có thể đến nhà ăn để ăn hoặc chuẩn bị sẵn dụng cụ nấu ăn. Tuy nhiên ở một số ký túc xá có phục vụ đồ ăn.

Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017