FAQ Trường đại học

Theo hình thức thành lập có các trường được chia thành 3 loại quốc lập. công lập, tư thục. Đại học quốc lập là trường đại học do quốc gia thành lập, đại học công lập do chính quyền địa phương  thành lập, trường đại học tư thục do cá nhân thành lập. Hiện tại trong tổng số các trường trên toàn quốc có khoảng ¼ số trường quốc lập. Tỷ lệ học sinh của các trường lần lượt là, quốc lập 41%, tư lập% (số liệu năm 2001). Không tính các viện cao học, chỉ tính riêng ở các khoa, số lượng du học sinh học tại các trường tư thục chiếm số lượng áp đảo lên tới 70%

 

Mặt khác, ở các trường đại học của Nhật Bản, các khoa được thành lập với rất nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có khoa có nội dung học giống nhau nhưng tên gọi khoa khác nhau và cũng có trường hợp ngược lại nên cần phải lưu ý. Những khoa tiêu biểu và nội dung đào tạo của các khoa mong các bạn sẽ tham khảo ở nội dung sau.

 

Ở các trường đại học của Nhật Bản, gần đây có rất nhiều các lĩnh vực mới  với các khoa mới như khoa quan hệ quốc tế, khoa khoa học con người, khoa chính sách tổng hợp.. các tên gọi này đến nay vẫn là một khái niệm mới. Điều này cho thấy sự thay đổi của các trường để thích ứng với thời kì hiện đại hóa như hiện nay. Tuy nhiên, cũng giống như việc bắt đầu một lĩnh vực mới, thực tế là việc tiến hành này cũng giống như phương pháp thử sai và nội dung học của mỗi trường có sự khác biệt không hề nhỏ.

Nếu muốn đăng kí học những chuyên ngành mới này, du học sinh cần phải tìm hiểu kĩ về các chương trình học của mỗi trường đại học đó.

Ở các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường dạy nghề, tất cả các tiết học đều được giảng dạy bằng tiếng Nhật, vì thế đương nhiên để hiểu được bài giảng, điều cần thiết nhất là năng lực tiếng Nhật thành thạo. Theo đó, điều quan trọng đầu tiên trước khi đi du học Nhật Bản là chọn 1 trung tâm đào tạo tiếng Nhật và bắt đầu học tiếng Nhật. Các trung tâm đào tạo tiếng Nhật được chia thành 2 loại lớn là trường Nhật ngữ phi chính phủ và trường đại học tư thục. Trong số những trường phi chính phủ, có trường ở nước ngoài và cũng có trường ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ở các trường nước ngoài chủ yếu ở trình độ giáo dục cơ bản nhất, và các khóa học ở các trường tại Nhật Bản là các khóa tiếng Nhật chuẩn. Theo trình độ tiếp thu tiếng Nhật trước khi đến Nhật Bản, thời gian học tiếng Nhật tại các trường Nhật ngữ khoảng từ 6 tháng đến 2 năm. Có rất nhiều trường hợp các du học sinh học tại các trường tư thực trong vòng 1 năm đã được giới thiệu nhập học chuyên ngành, việc học là không khó tuy nhiên không có nhiều người có thể làm được như thế.

Với năng lực tiếng nhật như thế này, các bạn có thể thi các kì thi năng lực tiếng Nhật hoặc kì thi du học Nhật Bản để có thể nhập học trường đại học mà bạn mong muốn. Về thông tin kì thi cũng như kì thi đầu vào các bạn vui lòng tham khảo thông tin chúng tôi đã giải thích ở trang trước.

 

 

 

Trường cao đẳng cũng giống như các trường đại học được chia thành trường công lập và tư thục, trong đó phần lớn là trường tư thục, trường công lập chỉ chiếm 10%. Trường cao đẳng có quy mô nhỏ hơn trường đại học và có thể nói điểm thu hút của các trường cao đẳng chính là việc các tiết học ở trường có bầu không khí rất thân thiện gần gũi giữa giáo sư và học sinh. Nội dung đào tạo coi trọng kiến thức thực tế hơn là kiến thức nghiên cứu chuyên ngành, trong khoảng 2 năm để các học sinh có thể thành thạo các kỹ năng thiết thực cho công việc nhà trường chia thành các chương trình học thiết thực. 90% học sinh đang học ở đây là nữ sinh nên phần lớn các khoa của trường là khoa thuộc lĩnh vực gia đình hoặc trẻ em. Hiện nay số trường đào tạo các khoa về nhân văn hoặc xã hội đang tăng dần đặc biệt các chuyên ngành liên quan đến quốc tế hóa và nghiệp vụ văn phòng như thư kí hoặc máy tính đang nhận được nhiều sự quan tâm. Nội dung học chủ yếu của các trường cao đẳng như sau.

Để dự thi vào các trường Đại học, trường Cao đẳng, trường dạy nghề, đầu tiên du học sinh phải đáp ứng được các  điều kiện dự tuyển . Mỗi trường khác nhau sẽ có những điểm khác nhau nhưng về cơ bản yêu cầu có các điều kiện sau.

1.Những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo phổ thông 12 năm ( gồm cả người sắp hoàn thành) sẽ nhập học vào kì tháng 4.

Những người trên 18 tuổi

    2.Những người đã làm bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Nhật hoặc kì thi du học Nhật Bản(  những người đã đỗ)

Trong các điều kiện trên,  điều kiện 1 ở Hàn Quốc chỉ cần có học lực bình thường là có thể có có được giấy chứng nhận. Về điều kiện thứ 2, đa số các trường đại học công lập yêu cầu điều kiện này, Ở các trường đại học tư thục phần lớn yêu cầu đỗ cấp 1 kì thi năng lực tiếng Nhật hoặc điểm số môn tiếng Nhật trong kì thi du học Nhật Bản. Ở các trường Cao đẳng hoặc các trường dạy nghề, để kiểm tra năng lực tiếng Nhật cơ bản, nhiều nơi yêu cầu trên chứng chỉ trên cấp 2.

 

Theo đó, nếu mục tiêu của bạn vào trường đại học công lập,  điểm kì thi du học Nhật là điều kiện tiên quyết. Mặt các, trong trường hợp muốn vào trường tư thục, mỗi trường có các điệu kiện khác nhau nên cần tìm hiểu trường đó có cần điểm của kì thi du học Nhật Bản hay không, trường yêu cầu phải đỗ năng lực tiếng Nhật cấp mấy.

Trong trường hợp những trường không sử dụng điều kiện của kì thi năng lực tiếng Nhật, các trường sẽ tổ chức kì thì đánh giá năng lực có hình thức tương tự. Dù có nhiều trường không đặt điều kiện là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật thì cũng sẽ phải thi kỳ thi tiếng Nhật khác tương tự, nếu sinh viên đã từng thi năng lực tiếng rồi thì có thể được miễn thi tiếng Nhật hoặc sẽ có nhiều lợi thế khi lựa chọn học sinh nhập học. Vì thế nên tốt nhất là nếu có thể hãy thi năng lực tiếng Nhật trước.

Về 2 hình thức thi và nội dung chi tiết tôi sẽ giới thiệu ở trang sau. Mong  các bạn sẽ tham khảo.

Tỷ lệ các trường sử dụng kì thi du học Nhật Bản để tuyển chọn du học sinh giống như bảng dưới đây, trong đó có thể thấy đại học quốc lập chiếm phần lớn. Khoảng hơn 1 nửa trường công lập và tư thục đang sử dụng kì thi này. Có thể thấy ở rất nhiều trường tư thực đang sử dụng kết quả thi tiếng nhật của kì thi du học Nhật Bản này để tuyển chọn học sinh. Hơn nữa, trong các trường đại học đang sử dụng kết quả kì thi của kì thi du học Nhật Bản, có những trường không tổ chức kì thi riêng mà cấp giấy nhập học dựa vào kết quả của kì thi này và kết quả học tập khi học cấp 3.

Vẫn chỉ có 1 số ít các trường sử dụng kết quả của kì thi du học Nhật Bản. Nếu sử dụng chế độ này các thí sinh có thể không cần đến Nhật Bản mà vẫn có thể nhập học và đối với những người có mong muốn du học sẽ được hưởng rất nhiều chế độ. Nội dung chi tiết về kì thi các bạn có thể tìm hiểu trên trang web của hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản http://www.aiej.or.jp

 

Đại học

 

Quốc lập

Công lập

Tư thục

Tổng

Tổng số

97

75

512

684

Số trường sử dụng

89

48

227

364

Tỷ lệ sử dụng

92%

64%

44%

53%

Ở các trường đại học của Nhật Bản có 2 hình thức hỗ trợ kinh tế. Một là miễm giảm học phí, đặc biệt ở hầu hết các trường đại học kể cả trường tư thục đều có chế độ này nên bạn có thể được giảm học phí từ 30%- 50%. Có nhiều trường có những chế độ đối với những du học sinh đã nộp hồ sơ vào trường và ở các trường tư thục có chế độ miễn giảm học phí đối với phần lớn những du học sinh đang theo học.

Một hình thức hỗ trợ kinh tế nữa  mà các trường ở Nhật Bản đang áp dụng đó là chế độ học bổng.  Bộ Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ kết hợp với hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản để cấp học bổng ở các trường có chế độ học bổng. Bắt nguồn từ quỹ khuyết khích du học sinh học tập, hiện nay có rất nhiều quỹ khác như học bổng của chính quyền địa phương, các tổ chức học bổng tư nhân,  quỹ riêng của các trường đại học…

Mặt khác nếu như đã đăng kí mà không được nhận học bổng bởi vì đã được miễn giảm học phí thì đừng từ bỏ và hãy đăng kí lại. Trong trường hợp các hiệp hội giao lưu quốc tế ở các trường đại học có tìm kiếm học sinh để trao học bổng, thông tin sẽ được công bố ở bảng tin nên các bạn cần theo dõi thường xuyên.

Đối với du học sinh, sinh hoạt phí chính là vấn đề đáng quan tâm nhất.  Ở Nhật Bản vật giá ở top đầu nên để có thể sống được ở Nhật Bản phải xem xét đến vấn đề chi phí không hề nhỏ. Chúng ta cùng tìm hiểu về mức sinh hoạt phí của du học sinh do Hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản đã khảo sát năm 2003.

 

Trước  hết biểu đồ A là chi phí sinh hoạt bình quân cần chi tiêu trong vòng 1 tháng. Theo một khu vực khác nhau, số liệu này có thể khác nhau. Nếu chỉ xem xét tiền sinh hoạt phí, có thể nói Tokyo và Kanto là khu vực sống khá vất vả đối với du học sinh khi vật giá ở khu vực này khá cao.  Sau đó, khu vực có học phí thấp hơn 1 chút, việc tìm việc làm thêm hay thuê mượn không đắt như trên là Jungbu , Geungi là những khu vực phù hợp đối với du học sinh.

Tiếp theo là nội dung chi tiêu chi tiết từng tháng trong biểu đồ B. Có thể thấy  học phí tùy theo trường công lập hay tư thục, hay theo số tiết học có sự khác nhau. Học phí trung bình khoảng 8000 yên.Do ảnh hưởng của sự giảm phát nên so với trước đây, mức sinh hoạt phí của du học sinh có khuynh hướng giảm.

Biểu đồ C cho thấy các mà học sinh có được chi phí ấy. 80% sinh viên đi làm thêm, khoảng 60% sinh viên do nhận được học bổng. Tuy nhiên đáng ngạc nhiên là chỉ có 1 phần nhỏ sinh viên nhận được sự hỗ trợ của bố mẹ.  Trong hoàn cảnh sinh hoạt phí đắt đỏ, nhưng chúng ta thấy được sự nỗ lực của các bạn du học sinh để có thể sống bằng chính khả năng của mình.

Như đã nói ở trên, du học sinh có thể đi làm thêm  và đây là nguồn thu nhập đáng quý giúp bạn chi trả sinh hoạt phí. Về nguyên tắc, với visa du học hoặc đi học thì bạn không được đi làm thêm.  Tuyên nhiên để có thể đi làm thêm bạn cần phải đăng kí với văn phòng xuất nhập cảnh để cấp chứng nhận có thể đi làm thêm.  Nhưng kể cả đã có giấy phép thì bạn cũng chỉ được làm thêm trong phạm vi dưới đây.

 

Những học sinh học đại học, cao học chính quy, học sinh trường dạy nghề : một tuần làm 28 tiếng, không quá 8 tiếng 1 ngày trong vòng 7-8 tháng

Nghiên cứu sinh, học sinh : 1 tuần không quá 14 tiếng, 1 ngày không quá 8 tiếng trong vòng 7-8 tháng

 

Theo kết quả điều tra năm 2001 của hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản, thời gian làm thêm bình quân của du học sinh khoảng 25 tiếng chiếm 19.2%,  từ 20-25 tiếng chiếm 18.4%

Hơn nữa do bị hạn chế làm việc trong một số ngành nghề nên du học sinh  tuyệt đối không được làm thêm trong các ngành nghề liên quan đến tệ nạn xã hội. Trong trường hợp vi phạm điều này,  sẽ bị cưỡng chế về nước nên các bạn phải lưu ý vấn đề này.  Theo điều tra của Hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản năm 1997, số lượng làm thêm tại các cửa hàng ăn nhiều nhất chiếm 33.4%, sau đó là dạy tiếng 15.2%, dọn dẹp 7.9%, làm việc văn phòng 7.9%, gia sư, bán hàng chiếm 5.2%.

 

Trong trường hợp du học sinh tìm việc làm thêm, có thể nhận giới thiệu việc làm từ  nhà trường, hoặc tìm kiếm việc làm thêm qua báo, qua thông tin làm thêm. Đồng thời cũng có thể nhận giới thiệu việc làm từ các tổ chức pháp nhân, trung tâm sinh viên ở các thành phố lớn. Cũng có thể tìm việc nhờ bảng thông tin việc làm công cộng.

Ở các trường đại học của Nhật Bản đều đang áp dụng chế độ bảo hiểm sức khỏe quốc gia đối với du học sinh đang học tại trường. Chế độ bảo hiểm sức khỏe quốc gia có nghĩa là khi bị bệnh hoặc bị thương phải điều trị ở các cơ sở y tế sẽ chỉ phải chịu 20- 30% chi phí trị liệu trong tổng số chi phí ( tuy nhiên những chi phí chữa trị đặc biệt thì bản thân phải chi trả). Đây có thể coi là chế độ giúp du học sinh giảm thiệu sự ảnh hưởng chi phí khám chữa bệnh phát sinh tới cuộc sống sinh hoạt. Để có thể nhận được chế độ này, du học sinh cần phải tham gia bảo hiểm sức khỏe, phải đăng kí là người nước ngoài với các cơ quan. Ở mỗi khu vực hoặc mỗi hoàn cảnh có sự khác nhau nhưng nhìn chung mỗi năm phải trả khoảng 2000 yên phí bảo hiểm. Theo kết quả điều tra của hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản có khoảng 93% du học sinh tham gia bảo hiểm và tỷ lệ tham gia cũng tăng dần.

 

Hơn nữa, chế độ bảo hiểm cũng là chế độ giúp giảm gánh nặng về tiền đối với du học sinh.  Với chế độ hỗ trợ phí chữa trị mà hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản, du học sinh đã đăng kí chế độ này có thể nhận  được hỗ trợ tới 80% phí chữa trị tại các cơ quan y tế.  Vì thế, nếu nhận được lợi ích từ 2  chế độ, bạn sẽ phải trả số tiền trị liệu không quá 4-6% và gần như sẽ giảm thiểu lo lắng của các bạn về vấn đề kinh tế trong trường hợp bị bệnh hoặc tai nạn. Những học sinh đang du học tại Nhật Bản chắc chắn sẽ cần tham gia bảo hiểm y tế và đăng kí chế độ hỗ trợ phí điều trị

 

( Không áp dụng chế độ hỗ trợ phí điều trị đối với học sinh đang đi học) Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kì, chẩn đoán bệnh tại các trung tâm y tế ở các trường đại học cũng rất quan trọng. Hơn nữa, không phải chỉ những tai nạn thân thể mà sức khỏe về mặt tinh thần cũng rất quan trọng nên phần lớn các trường đều có các trung tâm tư vấn nơi đang tư vấn cho các bạn các vấn đề liên quan đến sinh hoạt hoặc những vấn đề tinh thần mà các bạn đang lo lắng.

Ở Nhật Bản việc chuyển tiếp không phổ biến. Chế độ chuyển tiếp là việc các học sinh tốt nghiệp cao đẳng, người đang học các chương trình dạy nghề ( năm 1- năm 2), người tốt nghiệp trường cấp 3 dạy nghề, người tốt nghiệp đại học hệ 4 năm có thể chuyển tiếp học năm 2 hoặc năm 3 của khoa chuyên ngành. Có rất nhiều trường nhận học sinh chuyển tiếp khi trường thiếu học sinh. Nếu chỉ tốt nghiệp trường dạy nghề thì sẽ không được học chuyển tiếp.

Chế độ đặc biệt đối với du học sinh nước ngoài đó là những tiêu chuẩn đặc biệt được áp dụng đối với người dự tuyển. Ví dụ như chỉ thẩm tra tài liệu, thu một mức phí quy định đối với du học sinh, giảm học phí… Về cơ bản chế độ này chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi, học sinh tốt nghiệp cấp 3 hoặc người sắp tốt nghiệp. Hơn nữa, đại học Tokyo hay đại học Kyoto, ở 1 số khoa có giới hạn về độ tuổi đối với người nhập học. 

Trong trường hợp nhập học trường học nghề, việc xem xét tài liệu và phỏng vấn quyết định 70 %, tùy theo từng khoa, từng trường khác nhau thì sẽ phải thi các kì thi thực hành, thi viết,  hoặc bài luận ngắn.
Trong trường hợp nhập học Đại học phải trải qua kì thi du học vào tháng 6 và tháng 11 và phải trải qua kì thi viết luận bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh do trường mình nộp hồ sơ tổ chức.( chủ yếu là thi viết)
Trong trường hợp nhập học viện cao học,  tùy theo chuyên ngành nghiên cứu và theo hướng dẫn tuyển sinh sẽ quyết định môn thi.

Ở Nhật Bản, khác với các quốc gia khác, có chế độ nghiên cứu sinh khó hơn. Có thể coi những nghiên cứu sinh là những sinh viên nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên môn đặc biệt trong vòng 1 năm hoặc 1 học kì ở các trường đại học chính quy nhằm được cấp học vị. Trước khi có thể nhập học trường đại học ở Nhật Bản, có rất nhiều trường đại học công bố chương trình nghiên cứu sinh, có thể nhập học 1 năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 nhưng cũng có trường chỉ nhập học 1 năm 1 lần. trong vòng 6 tháng đến 1 năm, dưới sự dẫn dắt của giáo viên hướng dẫn sinh viên sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu như học tiếng Nhật, chuẩn bị cho kì thi chính quy, và  nghiên cứu sinh có thể nhận được lợi ích từ học bổng chính phủ. Để nhập học viện cao học, bạn nên trực tiếp tìm hiểu và đến nhập học thì tốt hơn.

Các trường đại học, cao đẳng không có kì thi du học Nhật Bản, các bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây.

http://www2.jasso.go.jp/study_j/sgtj_no_eju.html

Đánh giá TOP 10

Đại học Imbmyeonggwan, Đại học  Cheukuba, Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học thiên chúa quốc tế, đại học Hoskaido, Đại học Nagoya, Đại học Trung ương, Đại học Dongjisa, Đại học Kyusyu

TOP 10 trường được doanh nghiệp đánh giá.

 

Đại học Waseda, Đại học Keio, Đại học công nghiệp Tokyo, Đại học Meiji, Đại học Dongjisa, Đại học trung ương, Đại học Imbmyeonggwan, Đại học Kyoto, Đại học Gwanseohagwon,  Đại học Sanggji

 

Xếp hạng các trường đại học được yêu thích tại Nhật Bản ( dựa trên khảo sát về mức độ yêu thích của học sinh Nhật Bản)

 

Xếp hạng

Đại học công lập

Xếp hạng

Đại học tư thục

1

東京大學(Đại học Tokyo)

1

慶應義塾大學( Đại học  Geiogijugu )

2

京都大學(Đại học Kyoto)

2

早稻田大學(Đại học Waseda)

3

一橋大學(Đại học Hitotsubashi)

3

上智大學(Đại học Sangji )

4

東京工業大學(Đại học công nghiệp Tokyo)

4

國際基督敎大學(Đại học thiên chúa quốc tế )

5

大阪大學(Đại học Osaka)

5

東京理科大學(Đại học y khoa Tokyo)

6

名古屋大學(Đại học Nagoya)

6

同志社大學(Đại học Tojisa )

7

東北大學( Đại học Tohokeu )

7

學習院大學(Đại học Hakseupwon)

8

九州大學(Đại học Kyushu)

8

中央大學(Đại học Chuo)

9

北海道大學(Đại học Hokkaido)

9

關西學院大學(Đại học Kansai Gakuin)

10

お茶の水女子大學(Đại học Ochanomizu)

10

立敎大學(Đại học Rikkyo)

Có những trường đại học đã mở những khóa học đặc biệt cho những học sinh có nguyện vọng học chuyên ngành thiết kế và mĩ thuật. Buổi sáng học tiếng Nhật và buổi chiều  chuyên ngành thiết kế với các môn như bản vẽ, cấu hình ba chiều, màu sắc cấu hình. Khóa học 1 năm của kì nhập học tháng 4 sẽ do giáo sư của trường mĩ thuật trực tiếp giảng dạy.

Việc đánh giá năng lực tiếng Nhật được xác định duy nhất thông qua kì thi năng lực tiếng Nhật cho nên nó rất quan trọng. Tiêu chuẩn là phải đạt cấp 1, tương đương với 900 giờ học tiếng Nhật , nếu như hoàn thành khóa học tiếng Nhật trong vòng 1 năm, có 840  tiếng học 4 tiếng/1 tiết, 940 tiếng học 5 tiếng/1 tiết nên để đáp ứng được tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật để nhập học cần học trên 6 tháng hoặc 1 năm.

Tôi được biết rằng Nhật Bản có khả năng giữ gìn trị an rất tốt trên thế giới. Dạo gần đây có nhiều những vụ việc không tốt xảy xa, tuy nhiên đến bây giờ, Nhật Bản vẫn là một trong số những quốc gia có nền an ninh tốt nhất trên thế giới. Đặc biệt, các bạn nữ sinh có thể an tâm và có thể nói điều kiện ở Nhật Bản rất thích hợp cho việc du học.

 

Nhưng mặt khác,một vấn đề lớn trong  cuộc sống sinh hoạt là vấn đề sinh hoạt phí và nhà ở. Ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Tokyo- thành phố có vật giá đắt đỏ nhất thế giới nên vấn đề lớn nhất đối với các du học sinh và gia đình đó chính là làm thế nào để có thể giải quyết được vấn đề kinh tế trong quá trình du học. Hơn nữa, để có thể có điều kiện nhà ở và điều kiện sống tốt nhất, tương ứng với nó cũng đòi hỏi vấn đề kinh tế nên các bạn cần phải suy nghĩ đến điểm này khi đi du học.

 

Nổi tiếng là nơi có vật giá cao, tuy nhiên sự thật là càng đi xa Tokyo thì vật giá càng rẻ. Nếu du học tại các tỉnh hoặc các trường đại học ngoại thành, du học sinh có thể sống thoải mái hơn, và nếu sử dụng hợp lý học bổng hoặc chế độ miễn giảm học phí thì vấn đề kinh tế sẽ được giảm đi rất nhiều. Một bí quyết khi chọn du học Nhật Bản đó là không giới hạn chỉ đi Tokyo mà có thể chọn những thành phố khác. Về vấn đề học phí và sinh hoạt phí cũng như chế độ miễn giảm học phí, các bạn vui lòng tham khảo những thông tin mà chúng tôi đã giải thích rất cụ thể ở trang sau.

3 ưu điểm lớn khi du học Nhật Bản có thể kể đến như sau. Thứ nhất về vấn đề địa lý, Nhật Bản là quốc gia gần với Hàn Quốc nhất.  Nếu đi máy bay đến Tokyo, Osaka sẽ gần hơn rất nhiều so với đến các quốc gia ở châu Âu hay châu Mĩ. Nhờ việc gần về địa lý này, du học sinh không phải sống quá xa so với Hàn Quốc và bố mẹ có thể an tâm.  

Hơn nữa, Nhật Bản và viet NAM có sự tương đồng về văn hóa nên trong cuộc sống du học, nó sẽ trở thành ưu điểm rất lớn. Đương nhiên có sự khác biệt không nhỏ giữa mối quan hệ xã hội và tập quán giữa 2 quốc gia tuy nhiên, nếu so sánh với cuộc sống xã hội của các nước phương tây thì điểm khác biệt này chỉ là vấn đề rất nhỏ.

Hơn nữa, có rất nhiều người có quốc tịch châu Á đang sống ở Nhật Bản, giả sử dung quanh bạn toàn những học sinh như thế thì chắc chắn đó là điều kiện thuận lợi.

 

Ưu điểm thứ 3, Nhật Bản là một trong số những quốc gia kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Với trong môi trường với nhiều yếu tố thành công này, học sinh sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều vấn đề cũng như có cơ hội được tiếp xúc với những doanh nghiệp có kĩ thuật tiên tiến phát triển hướng đến thể kỉ 21. Đặc biệt đây có thể coi đây là môi trường tốt nhất cho những học sinh có dự định học các chuyên ngành kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật.

Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017