FAQ trường dạy nghề

Có rất nhiều loại chứng nhận: chứng nhận được nhận ngay khi tốt nghiệp, chứng nhận chỉ được nhận sau khi tham gia thi…

Có thể chia ra thành hai loại lớn: chứng nhận quốc gia và chứng nhận phi chính phủ. Nếu dựa vào phương thức để nhận chứng nhận thì chia thành ba loại như sau:

  1. Chứng nhận đạt được ngay khi tốt nghiệp cũng như kho còn đang theo học.
  2. Chứng nhận đạt được sau khi tham gia thi lúc tốt nghiệp cũng như đang theo học.
  3. Chứng nhận đạt được sau khi tham gia khóa học và kỳ thi không có liên quan đến tốt nghiệp.

 Cần chú ý trong chứng nhận quốc gia nếu không phải là trường được chỉ định thì có thể không nhận được văn bằng chứng nhận hoặc có thể không có cả chứng nhận tham gia kỳ thi. Vì vậy nên học sinh cần tìm hiểu mình muốn nhận loại văn bằng chứng nhận nào, ở trường có thể phải học những gì để có thể đạt được chứng nhận đó…

Bao gồm phí nhập học, học phí, phí thực tập, phí cơ sở vật chất…và theo mỗi khoa, mỗi lĩnh vực lại có điểm khác nhau.

Tuy học phí của trường dạy nghề ngoài học phí, phí nhập học, phí cơ sở vật chất, phí thực tập… còn bao gồm rất nhiều các khoản khác như phí du lịch tu nghiệp… nhưng theo mỗi khoa mỗi ngành đều có mức khác nhau. Bởi vì trong các trường về y tế-văn phòng y tế, âm nhạc và truyền thông, công nghiệp và xử lý thông tin thì đều cần lượng chi phí lớn để lắp đặt các trang thiết bị. ngay cả các trường mà thường xuyên phải thực tập như là về làm đẹp, làm tóc thì cần dùng kéo, nấu ăn dinh dưỡng thì cần cả bộ dao dùng cho nhà bếp thì phí thực tập sẽ cao hơn.ngoài ra có rất nhiều trường sử dụng sách giáo khoa hay yêu cầu phí tu nghiệp riêng nên tốt nhất vẫn là nên hỏi kỹ càng một cách trực tiếp.

Thông thường là phỏng vấn và làm bài kiểm tra trên giấy. cũng có thể có bài kiểm tra riêng theo từng lĩnh vực của mỗi khoa.

Đa số các trường dạy nghề đều thực hiện phỏng vấn trực tiếp và làm bài kiểm tra trên giấy.cũng có một số trường thực hiện kiểm tra viết luận, viết văn…

Ngay cả ở những trường có thực hiện kiểm tra chuyên ngành thì để kiểm tra chắc chắn xem sau khi nhập học học sinh có thể tham gia tiết học mà không gặp khó khăn trở ngại nào hay không nên nội dung kiểm tra cũng chủ yếu là những kiến thức cơ bản. mặc dù đa số các trường đều thực hiện tiến cử nhập học nhưng cần lưu ý rằng có rất nhiều trường hợp tuyển học sinh bằng kiểm tra cơ bản thông thường.

Tốt nhất là hãy nhanh tay tìm hiểu về phương thức tuyển sinh của trường mà mình mong muốn.

Có những chế độ có thể gợi ý cho những người nghĩ đến các trung tâm học nghề của các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề như chế độ trả lại học phí, chế độ kéo dài thời gian nộp phí.

Trong trường hợp thông thường khi đỗ vào trường dạy nghề khi đã nộp phí nhập học thì dù có hủy nhập học cũng không nhận lại được tiền.

Nhưng nếu theo chế độ hoàn trả học phí thì khi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, sẽ có một hệ thống có thể trả lại một phần hoặc tất cả số tiền phí nhập học.

Còn chế độ khéo dài thời gian đóng phí thì trường dạy nghề sẽ kéo dài thời gian đóng phí nhập học cho tới ngày học sinh biết được kết quả có đỗ vào đại học hoặc cao đẳng hay không. Những người muốn theo chế độ này phải nhanh nộp đơn đăng ký vào trường dạy nghề.

Ít nhất là đã tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đỗ cấp 2 trong kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật hoặc là người đã học tại các trường đào tạo tiếng Nhật trên 6 tháng. Các bài thi chủ yếu là dạng phỏng vấn, làm bài kiểm tra nhưng tùy theo mỗi trường sẽ có các bài kiểm tra thuộc môn học khác nhau như tiếng Nhật, toán học, tiếng Anh…thông thường thì  các trường sẽ tiếp nhận học sinh vào tháng 11 và nếu bỏ lỡ thời gian nộp hồ sơ thì có thể sẽ không thể nhập học.

Hiện nay sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề nếu muốn học chuyên sâu thêm một bậc nữa tại đại học thì có thể tham gia kỳ thi đại học cùng với các học sinh mới tốt nghiệp trung học nhưng chỉ có thể tham gia trong thời hạn không quá một năm. Nếu tốt nghiệp một năm sau đó mới quay lại muốn học lên đại học thì không thể.

Bắt đầu từ tháng 4 năm 11 thì chỉ cần sinh viên đã tốt nghiệp trường dạy nghề có đầy đủ các điều kiện sau thì sẽ có thể học chuyển tiếp lên đại học. Điều kiện được quy định:

  • Thời gian học tập từ 2 năm trở lên
  • tổng số giờ tham gia tiết học trên 1700 tiếng.

Ngoài ra điều kiện này cũng áp dụng khi muốn học xuống tiếp tại trường học chuyên nghiệp. Các phương pháp chuyển đổi, các kỳ thi học chuyển tiếp ở mỗi trường đều khác nhau. Theo như nghiên cứu cơ bản của trường về văn hóa thể thao, khoa học công nghệ thì  năm Heisei thứ 13 có 1731 người đã học chuyển tiếp lên đại học và 85% trong số đó đang học chuyển tiếp năm thứ 3.

Cũng giống như khi tốt nghiệp đại học sẽ được trao bằng cử nhân, tốt nghiệp cao đẳng được trao bằng cử nhân cao đẳng thì sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề sinh viên sẽ được trao văn bằng chuyên môn. Tuy nhiên cần phải có đầy đủ các điều kiện sau đây và nhất định phải tốt nghiệp khoa mà đã được công nhận.

  • Thời gian học ít nhất là 2 năm
  • Hoàn thành ít nhất 1700 tiếng trong tổng số thời gian học của khóa học.
  • thực hiện đánh giá thành tích dựa vào các bài thi, sau đó dựa vào kết quả đánh giá đó để thực hiện chứng nhận đã hoàn thành khóa học

 

Danh hiệu “văn bằng chuyên môn”  có thể chứng minh rằng du học

sinh đó đã hoàn thành giáo dục bậc cao tại Nhật Bản, đồng thời đối với các công ty hay ngoài xã hội sẽ được đánh giá cao về học tập. Đây cũng là danh hiệu thông dụng mang tính quốc tế.

Bên cạnh đó hiện nay có thể trao danh hiệu “văn bằng chuyên môn bậc cao” tới các sinh viên đã hoàn thành khóa học 4 năm và có đầy đủ các điều kiện quy định, đồng thời có thể trao chứng nhận nhập học cao học cho những người đã hoàn thành khóa học tương ứng.

 

  • thời gian học trên 4 năm
  • số giờ lên lớp học đạt 3400 trong tổng số giờ các tiết học.
  • hệ thống chương trình đào tạo có thể học chuyển tiếp.

      ●đã thực hiện đánh giá thành tích qua các kỳ thi, căn cứ vào kết quả đánh giá để chứng nhận hoàn thành khóa học.

Tất cả những người tốt nghiệp trường dạy nghề bậc cao, tốt nghiệp cao đẳng, đã tốt nghiệp các trường chuyên ngành, tốt nghiệp các trường dành cho người nước ngoài không quan trọng học lực và đã được chứng nhận đủ năng lực để tham gia các nghiên cứu của viện cao học (thường là trên 22 tuổi) đều có thể học cao học.

Nếu được chứng nhận sau khi qua kỳ thẩm tra tư cách nhập học của mỗi trường thì sẽ đạt được chứng nhận nhập học. có thể ví dụ như những người trong các trường hợp dưới đây.

 

Sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề tôi đã xin việc tại một công ty máy tính và đã làm công việc phát triển phần mềm. Hơn nữa để học về kỹ thuật may tính phức tạp hơn tôi đã nghĩ cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống tại viện cao học, sau lần điều chỉnh lần này tôi có thể được theo học cao học nên tôi đã nhập học.

⇒「 나는 단기 대학을 졸업 후, 개발 도상국으로 자원봉사 활동을 실시하고 있었습니다.지금은 세계의 풍족하지 않은 아이들에게 약이나 식료를 제공하는 일에 정력적으로 맞붙고 있습니다.왜, 이와 같이 세계에서 빈곤이나 전쟁이 끊어지지 않는 것인지가 상들의문이었습니다.거기서, 이번 조치로 대학원에 진학하는 길이 열렸다고 (듣)묻고, 국제 정치를 배우고 싶다고 생각해 대학원에 지원했습니다.」

 Sau khi tốt nghiệp cao đẳng tôi đã hoạt động tình nguyện tại các nước đang phát triển. hiện tại tôi vẫn đang tập trung vào việc cũng cấp thuốc, lương thực tới các trẻ em còn thiếu thốn trên toàn thế giới. tôi luôn có một nghi vấn tại sao trên thế giới vẫn còn có nhiều nơi nghèo đói, chiến tranh vẫn xảy ra. Lần này được biết mình cũng có thể học cao học tôi đã quyết định nhập học với mong muốn học thêm về chính trị thế giới.

 

 

Tôi là người Mỹ, hiện nay đang là nhạc sỹ tại Nhật Bản.  Tôi đến Nhật Bản vì công việc của bố và sau đó tôi đã tốt nghiệp American School. Tôi luôn nghĩ tôi sẽ không chịu ràng buộc của bất kỳ thể loại nào mà sẽ làm theo cảm hứng âm nhạc của riêng mình. Chính vì thế tôi muốn đến học cao học để tìm hiểu nghiên cứu thêm về lý luận âm nhạc. Và lân này tôi đã thử đăng ký nhập học.

 

 

 

Sau khi tốt nhiệp trung học tôi theo học một trường dạy nghề chuyên ngành và lấy chứng chỉ ngành kế toán, sau đó làm việc tại một công ty tín dụng nhỏ đến nay cũng đã 10 năm rồi. bây giờ tôi đang suy nghĩ độc lập.  để làm được điều đó tôi cân phải học thêm về kinh tế hoặc kinh doanh. Bởi vì kinh tế hiện nay thực sự rất phức tạp nên chỉ với vốn kiến thức nghèo nàn thì không thể và thích ứng tốt.

Và tôi đã quyết định học cao học với mục tiêu học thêm về kinh doanh và kinh tế.

Như những điều tôi vừa giải thích ở trên, trường dạy nghề mới được thể chế hóa năm 1976,là một cơ quan giáo dục mới vẫn chưa có bề dày lịch sử. đặc trưng lớn nhất của trường dạy nghề là thực hiện đào tạo nghề theo hướng thực tế trực tiếp về nhiều lĩnh vực đa dạng của xã hội. trường có đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng luật định như số học sinh, năng lực của giảng viên, số lượng giảng viên, khuôn viên trường học, phòng học, cơ sở vật chất tiêu chuẩn, trường đã được công nhận với tư cách là một trường dạy nghề chuyên ngành nên các bạn học sinh có thể yên tâm học tập. Bởi vì theo mỗi trường có một môi trường đào tạo cũng như nội dung chương trình giảng dạy rất khác nhau nên trước khi chọn trường dạy nghề để nhập học cần phải tham khảo lời khuyên của một người có hiểu biết và đáng tin cậy, ví dụ như thầy giáo của trường dạy tiếng Nhật đã theo học…
Thời hạn mỗi khóa học thông thường là 1~2 năm nhưng tùy theo từng lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau thì thời gian cũng khác nhau. Có những nơi có khóa học dài nhất là 4 năm. Đúng với tính chất của một trường lấy trọng tâm là đào tạo kỹ năng công việc, các môn học chuyên ngành chiếm tỷ lệ cao trong chương trình giảng dạy, hầu như không có những môn học văn hóa cơ sở như của các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra bởi vì trường tập trung vào đào tạo thực tập với mục tiêu đạt chứng chỉ của các ngành nghề nên học sinh có thể học những kỹ năng chính xác nhất trong các tiết học thực hành phong phú. Đây chính là một nét hấp dẫn lớn nhất của trường dạy nghề chuyên ngành.

Chính là nơi dạy những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết có thể áp dụng trong cuộc sống xã hội.

Hiện nay thì nhu cầu cần nhân viên chuyên môn đang tăng dần mỗi năm. Và số các doanh nghiệp, công ty đang thực hiện chế độ đào tạo nhân viên chuyên môn cũng ngày càng tăng. Bởi vì lý do đó mà có thể nói sinh viên của các trường chuyên ngành, với tư cách như những nhà chuyên môn là những nhân tài rất được kỳ vọng.

 

Khi so sánh với các trường đại học và cao đẳng có mục đích giáo dục chính là “nghiên cứu học thuật” thì trường dạy nghề chuyên ngành có mục đích đào tạo là “đào tạo jyx năng công việc có thể giúp ích cho xã hội”. Có nghĩa là những kiến thức học ở trường dạy nghề có liên quan trực tiếp đến công việc thực tế. Số thời gian giảng dạy mỗi năm đạt tới 800 giờ, luôn lấy trọng tâm là các tiết học thực tế nhằm giúp học sinh tiếp thu kỹ thuật, kiến thức chuyên môn, lấy chứng chỉ nghề, đào tạo nhân tài theo xu thế nhu cầu của thời đại.

Các giờ học thì không bao giờ thoải mái nhàn nhã nhưng để có thể nâng cao thực lực của bản thân thì vẫn có thể cố gắng.

Đặc trưng của trường dạy chuyên ngành là mỗi ngày trường đều có giờ học từ 9 giờ sáng tới 4~5 giờ chiều và các giờ thực tập cũng rất nhiều. tuy theo mỗi ngành cũng như theo từng môn học đều khác nhau nhưng đa số tiết thực hành luyện tập chiếm khoảng hơn một nửa số giờ học và đặc biệt các ngành như truyền thông, thời trang, nghệ thuật thì số giờ đó càng nhiều hơn. Tuy nhiên các tiết học của trường dạy nghề chuyên ngành có rất nhiều điều liên quan trực tiếp đến mục đích của tương lai sau này nên, nếu tham gia đầy đủ và nghiêm túc các giờ học thì nhất định sẽ nâng cao được kỹ năng, thực lực của bản thân.

Trường đại học được công nhận là trường được quy định theo luật định và nhận được giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền.

Trường đại học được công nhận  trước hết là trường đại học được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Có thể gọi tên gọi chính thức là Trường đại học chuyên ngành, đối với các trường có chương trình học với những đối tượng học xong cấp 3 là  trường dạy nghệ, nội dung tiết học, thời gian tiết học.. tất cả đều theo quy định của luật

trường đại học không được công nhận là nơi chưa đạt tới tiêu chuẩn về thiết bị và khuôn viên, và không thể có chế độ tốt nghiệp giống trường đại học chuyên ngành. Tuy nhiên, bởi vì có chế độ giáo dục tự do nên cũng có những trường đại học chỉ giảng dạy chương trình tiêu chuẩn

Có nhiều cách như thi môn chuyên, thi viết luận, làn văn, thẩm định hồ sơ giấy tờ, phỏng vấn, kiểm tra thành tích, thi thực hành … có hai hình thức nhập học đó là “nhập học thông thường” và “nhập học do tiến cử”. nhập học tiến cử thì sẽ tập trung vào thẩm định hồ sơ nhưng cũng vẫn phải phỏng vấn và viết luận. còn nhập học thông thường thì sẽ phải phỏng vấn, thi viết luận, thẩm định hồ sơ. Tuy là tùy theo mỗi trường mà có thể có hoặc không tổ chức thi thực hành nhưng vấn đề đưa ra cũng chủ yếu là tập trung vào những việc rất cơ bản thôi. Ví dụ có thể kể đến như là khoa thiết kế mỹ thuật là thi phác thảo, kiểm tra thể lực với khoa thể thao, kiểm tra khả năng piano với khoa giáo dục mầm non…

Tất cả các trường dạy nghề đều được thành lập dựa theo luật giáo dục. sau khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về một trường học thì mỗi trường sẽ căn cứ vào phương hướng đào tạo của riêng mình để xây dựng chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất hạ tầng, tìm giáo viên và tự vận hành. Số giờ các tiết học của trường chuyên nghiệp, năng lực giáo viên … nội dung giảng dạy tùy theo phương hướng đào tạo sẽ có khác biệt rất lớn.

Có những điểm cần kiểm tra như sau:

- trường đó có đặt trụ sở ở đâu, là trường như thế nào

- các chương trình giảng dạy, số lượng giáo viên có đủ không

- trang thiết bị vật chất có đầy đủ hay không

- có chế độ hướng dẫn xin việc dành cho sinh viên hay không

- tổng học phí cho tới khi tốt nghiệp khoảng bao nhiêu

- nghề nghiệp trong tương lai có phải là việc mà bản thân đang hướng tới hay không

- kiểm tra tham quan trường trước khi nhập học.

Tốt nhất nên nghe các thầy cô giáo, tiền bối đi trước , gia đình, bạn bè tư vấn để có thể lưu ý chọn được những trường tốt nhất.

Điều kiện của nhập học trực tiếp nhờ tiến cử của mỗi trường đều khác nhau nhưng đa số các trường đều yêu cầu thành tích trung học ít nhất là mức C, điểm tích lũy tối thiểu là 2,7.  Có những trường có thể chấp nhận tiến cử chỉ dựa vào thành tích học trung học mà không cần thành tích đặc biệt nào khác ,cũng có những trường thực hiện chế độ “tự giới thiệu”.  nhưng trong những trường hợp cực đoan nếu kết quả học tập trung học không tốt, thiếu ngày tháng cụ thể khi học trung học thì kết quả phỏng vấn có thể sẽ là không đạt.

Theo điều tra của hiệp hội Đảng thì học phí trung bình, mức phí cao nhất, thấp nhất đều là mức như ở bảng dưới đây. Tổng số chi phí mà học sinh nộp đầu năm đều bao gồm phí nhập học, học phí, phí thực hành, phí trang thiết bị cơ sở… Như vậy nếu là khóa học 1 năm thì số phí đã nộp là tổng số phí cho đến lúc tốt nghiệp luôn.  Sau năm học thứ 2 thông thường chỉ phải nộp phí cơ sở hạ tầng và học phí thôi. Về phí cơ sở vật chất thì cũng có những nơi sẽ nộp gộp lại trong một lần, cũng có nhũng nơi chia ra cho từng năm học. và học phí cũng như vậy, có những nơi thu theo nhiều lần, cũng có những nơi nộp một lần.

Về cách nộp học phí thì mỗi trường, mỗi ngành đều khác nhau. Còn về tiền phí nộp ngay khi mới nhập học thì cần phải kiểm tra các khoản có bao gồm trong đó là gì.

Học bổng phổ biến nhất đó là học bổng của tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản. chỉ cần đạt yêu cầu về thành tích học tập cũng như mức thu nhập là có thể nhận học bổng. (ngoại trừ các khóa học ngắn hạn 2 năm)

Ngoài ra tại các đoàn thể cộng đồng địa phương cũng có rất nhiều chế độ học bổng dành cho sinh viên của trường dạy nghề.

Cũng giống như đại học và cao đẳng trường dạy nghề cũng có nhiều người nghỉ học giữa chừng. theo kết quả điều tra của hiệp hội Đảng thì số người nghỉ học giữa chừng trung bình tất cả các ngành là 58%. Tỷ lệ này của các khối y tế, giáo dục-phúc lợi xã  hội khá thấp khoảng  23%. Trong trường hợp của sinh viên trường dạy nghề thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghỉ học giữa chừng như thay đổi hướng đi cho tương lai, việc học không tiến bộ… trong số đó có nhiều trường hợp chọn trường dạy nghề ngay từ khi còn học trung học nhưng sau đó trong quá trình học có thể tiếp xúc và có mong muốn học một lĩnh vực khác.

Không thể nhất định nói nghỉ học giữa chừng là không tốt nhưng nghỉ học giữa chừng cũng luôn có những nguy hiểm đối với những người nhập học tại trường dạy nghề với động cơ tiêu cực như là vì không thể thi đỗ vào đại học, cao đẳng. Mà trường dạy nghề có rất nhiều môn học chuyên ngành nên việc học rất vất vả, với những người không có mục đích chắc chắn thì sẽ không có hứng thú cũng như động lực để cố gắng học và tiến độ học tập cũng sẽ chậm lại.  vì vậy những người có ý định học đại học, cao đẳng nên lệp kế hoạch cho tương lai.

Đa số các khoa, các ngành của trường dạy nghề đều đáp ứng nhu cầu của xã hội vì thế những sinh viên học tại đây cũng hy vọng sẽ tìm việc làm đúng lĩnh vực chuyên môn mình đã học, trên thực tế đa sso đều quyết định làm việc trong các lĩnh vực có liên quan. Theo điều tra cơ bản của khối trường về văn hóa thể thao khoa học công nghệ thì tỷ lệ xin việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp là 77,1%, vẫn luôn giữ con số cao so với trường đại học (55,0%), cao đẳng (59,7%).

Có nhiều trường có chế độ nhập học chia thành hai loại chính là nhập học tiến cử và nhập học thông thường, cũng có trường thực hiện kỳ thi đầu vào AO. Trong trường hợp nhập học tiến cử thì chủ yếu tập trung vào thẩm tra hồ sơ và tùy vào mỗi trường có thể sẽ có thêm phỏng vấn hoặc viết luận. trường hợp nhập học thông thường thì phải thi qua tất cả các vòng thẩm định hồ sơ, thi phỏng vấn, thi viết luận… việc thực hiện kỳ thi chuyên ngành chủ yếu là của các khoa về y tế hoặc các khoa theo chế độ học với kỳ hạn 3 năm hoặc 4 năm.

 

Có rất nhiều ví dụ của kỳ thi kỹ năng thực tế như ngành giáo dục mần non là thi piano, ngành thiết kế hoặc thiết kế, mỹ thuật là thi phác họa, ngành thể dục thể thao là kiểm tra thể lực, khối ngành bên đào tạo kỹ thuật viên còn có thể có thi phác thảo và chế tác. Trong khi phỏng vấn thường sẽ hỏi những câu hỏi cơ bản như lý do, động cơ muốn học tại trường, cuộc sống học sinh thời trung học như thế nào, sau này muốn theo đuổi chuyên ngành nào… tốt nhất là các bạn nên thể hiện ý chí, mục đích của bản thân khi trả lời phỏng vấn.

 

 Thông thường các trường dạy nghề trong nội thành Tokyo sẽ nhận hồ sơ tiến cử nhập học  của học sinh vừa mới tốt nghiệp trung học bắt đầu từ  ngày 1 tháng 10, còn với nhập học thông thường là từ ngày 1 tháng 11. Còn kỳ thi đầu vào AO thì được tổ chức từ ngày 1 tháng 7.

Hồ sơ của sinh viên đại học hoặc các trường hợp khác không phải học sinh mới tốt nghiệp trung học đều được nhận từ ngày 1 tháng 9. Và còn có rất nhiều các nguyên tắc khác tùy theo mỗi hình thức.

 

Cách thức tuyển sinh viên nhập học:

  • Thi tự luận (có thể là kiến thức chuyên ngành, có thể là kiểm tra văn hóa thông thường)
  • Viết văn-viết luận.
  • Phỏng vấn.
  • Kiểm tra năng lực.
  • Kiểm tra kỹ năng thực tế.
Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017