Với một nền pháp luật quy chuẩn, và hiện đại, cùng một nền giáo dụng toàn diện, du học Nhật Bản ngành luật đang thực sự thu hút sự quan tâm của rất nhiều sinh viên. Tuy nhiên, hầu như các bạn đều chưa nắm bắt được điều kiện cơ hội việc làm chuyên ngành này, cũng như yêu cầu nhân lực ngành luật tại Việt Nam. Trung tâm du học Nhật Bản Line sẽ giúp bạn nhận định rõ vấn đề này ngay sau đây.
Câu chuyện việc làm ngành luật ở Việt Nam
Luật pháp là cơ sở pháp lý, đảm bảo sự ổn định, công bằng và phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, nhân sự làm việc trong ngành luật phải có trình độ chuyên môn cao, vững vàng, và công tâm, xứng đáng là người đại diện cho pháp luật. Thực tế, đa số người dân Việt Nam chưa có hiểu biết sâu rộng về pháp luật, nên đội ngũ luật sư, thẩm phán, chủ tọa, kiểm sát được người dân gửi gắm toàn bộ niềm tin.
Các công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam có nhu cầu ngày càng cao trong xây dựng một đoàn tư vấn pháp luật chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế. Hiện nay, hầu hết các tư vấn chuyên môn pháp luật đều là các luật sư nước ngoài, hoặc luật sư qua đào tạo nước ngoài. Có một thực tế đáng buồn là rất ít luật sư Việt đáp ứng được yêu cầu, và môi trường làm việc quốc tế, do rào cản về cả chuyên môn và ngôn ngữ.
Nhu cầu nhân lực ngành luật của Việt Nam rất lớn. Từ nay đến năm 2020, nước ta cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, chỉ tính riêng các chức danh tư pháp.
Số lượng trường đại học đào tạo luật chuyên nghiệp tại Việt Nam còn hạn chế, cả về cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo. Hàng năm, nước ta có 3.000 - 4.500 cử nhân ngành luật ra trường mỗi năm. Song, phần lớn sinh viên đều không có công việc làm ổn định, và không được đánh giá cao về trình độ, thiếu kỹ năng hành nghề, khả năng phân tích chính sách, và giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp rất hạn chế. Đó chính là hậu quả tất yếu của việc buông lỏng cơ chế đào tạo, đào tạo ồ ạt, thiếu thực hành.
Nhìn từ thực tế có thể thấy, nhân sự ngành luật nước ta vừa yếu, lại vừa thiếu. Đào tạo luật đòi hỏi một đội ngũ giảng viên có chuyên môn chuyên sâu, kinh nghiệm dày dặn, phẩm chất đạo đức vững vàng, và nhạy cảm với các vấn đề chính trị. Hệ thống thư viện phải được đặc biệt đầu tư cả về số lượng đầu sách, thông tin, và chất lượng phòng đọc. Ngôn ngữ anh văn cũng phải được chú trọng giảng dạy trọng tâm, đáp ứng yêu cầu hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng cao của đất nước. Tất cả các yếu tố trên giáo dục ngành luật nước ta đều thực hiện chưa tốt, dẫn đến suy giảm chất lượng cán bộ pháp luật, trong khi vẫn còn khan hiếm nhân lực ngành này.
Du học Nhật Bản ngành luật - câu chuyện cũ, giải pháp mới.
Không thể phủ nhận rằng, du hoc Nhat Ban những năm gần đây đã trở thành trào lưu bùng nổ trong cộng đồng sinh viên. Nhưng, du học Nhật Bản ngành luật còn khá mới mẻ, với những băn khoăn về sự khác biệt thể chế pháp luật giữa hai quốc gia. Với phương pháp giáo dục thực tiễn áp dụng, hướng tới phát triển toàn diện kiến thức kỹ năng cho sinh viên, các trường đại học luật tại Nhật Bản được đánh giá rất cao trong chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế. Đây chính là cách Nhật Bản hội nhập sâu hơn với thế giới, và giao lưu, hợp tác và liên kết không ngừng trên toàn cầu.
Sinh viên du học Nhật Bản ngành luật rất mạnh về các kỹ năng chuyên môn và ngôn ngữ. Với môi trường học tập đa văn hóa, Tiếng Anh thực sự trở thành ưu thế lớn của các du học sinh, đặc biệt trong một ngành yêu cầu ngôn ngữ hàng đầu như luật. Các tiết học thực hành, đàm thoại, tranh luận, và giả định tình huống, là phương pháp nhà trường cho sinh viên trải nghiệm công việc thực tế, và rèn luyện các kỹ năng quan trọng của luật sư như phản biện, bào chữa, giải thích, phán đoán… Do đó, giáo dục Nhật Bản đã khắc phục được triệt để những hạn chế còn tồn đọng mà giáo dục Việt Nam đang cần giải quyết.
Du học Nhật Bản ngành luật sẽ thực sự là con đường dẫn tới thành công cho sinh viên yêu thích ngành học này, nếu bạn chăm chỉ và kiên trì theo đuổi, luôn cầu tiến và ham học hỏi. Nhìn về một tương lai xa hơn nữa, chúng tôi mong rằng nhân lực ngành luật nước ta sẽ có những đột phá mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập sâu rộng.
Xem thêm: Tổng quan chung về du học Nhật Bản ngành luật mới nhất