Giới thiệu Ký túc xá

Line Du Học21/11/2015 18:06:33Ký túc xá nhật bản Line photo

Tìm chỗ ở

 
Việc tìm nhà ở những thành phố lớn như Tokyo là vấn đề vô cùng nan giải ngay cả đối với người Nhật Bản. Ngay cả người Nhật Bản cũng phải tới các trung tâm bất động sản cạnh đường tàu để tìm phòng và phải đổi tàu nhiều đến mức chuột rút chân. Tuy có nhiều chủ nhà hoặc trung tâm bất động sản không muốn cho người nước ngoài thuê phòng nhưng hãy mang theo ước mơ và dũng cảm đi tìm nhé.
 
1. Kí túc xá cho học sinh của trường học: Có nhiều kiểu như có trường thì chuẩn bị chỗ ở cho học sinh như là kí túc xá học sinh với đối tượng chủ yếu là du học sinh hay cũng có những trường chỉ giới thiệu nhà thuê bên ngoài cho học sinh. Với những bạn đến Nhật Bản rồi mới thấy nơi ở không phù hợp thì tốt nhất nên thử đến tìm ở những khu tư vấn tại trường học.

2. Kí túc xá cho du học sinh: Cũng có những kí túc xá dành cho du học sinh được điều hành bởi chính phủ, tỉnh hoặc một tổ chức phi chính phủ nhưng số lượng không nhiều. Trang thiết bị vừa tốt, chi phí cũng rẻ nên số lượng người sử dụng cũng như điều kiện vào ở đều bị giới hạn. Cũng có cuốn sách tên là “Giới thiệu nơi ở dành cho du học sinh” có in các kí túc xá dành cho du học sinh trên toàn đất nước Nhật Bản. Các bạn cũng nên xem cuốn sách này và tìm kí túc xá dành cho du học sinh.

3. Nhà ở công cộng: Cũng có những trường hợp người đang sống tại các khu vực có người thân và đã cư trú ở Nhật Bản trên 1 năm có thể đăng kí vào khu nhà ở công cộng được cung cấp ở mỗi khu vực hành chính. Tuy nhiên có rất nhiều người đăng kí vào các khu nhà ở công cộng bởi nó có giao thông thuận tiện nên việc vào ở là rất khó. Mọi thắc mắc sẽ được Bộ quản lí cục nhà ở tại mỗi khu vực hành chính tiếp nhận.

4. Kí túc xá cho nhân viên của các doanh nghiệp Nhật Bản: Hiệp hội xúc tiến hợp tác với các doanh nghiệp hỗ trợ du học sinh (Chuo Nihonbashi) đang nhận được sự hợp tác của các doanh nghiệp và xúc tiến việc đưa du học sinh vào sử dụng kí túc xá cho nhân viên của các doanh nghiệp.

5. Nhà tập thể - một loại hình nhà thuê tư nhân: Kiểu nhà tập thể với kiến trúc bằng gỗ hoặc lắp ghép, thường có 2 tầng. Phòng bếp, nhà vệ sinh dùng chung hoặc riêng, rất nhiều nơi còn không có phòng tắm.

MansionNhà tập thể bằng bê tông, thường có trên 3 tầng. Ngoài phòng ngủ còn có phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm. Tầng càng cao thì giá phòng càng đắt.
Nhà riêngNhà độc lập, thường là nhà một tầng hoặc hai tầng có sân nhỏ. Đương nhiên là có bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm.
Kashima (Nhà trọ)Là hình thức thuê một phần trong nhà ở chung cùng chủ nhà. Sử dụng chung hành lang với chủ nhà. Phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh cũng sử dụng chung. Có nhiều kiểu điều kiện như chỉ thuê mỗi phòng ngủ.
HomestayLà hình thức sống như một thành viên trong nhà trong một gia đình người Nhật Bản. Rất nhiều người muốn sống như vậy để học hỏi văn hóa cũng như tập quán của Nhật Bản nhưng số lượng gia đình Nhật Bản đồng ý lại rất ít.

Những điều cần lưu ý trước khi tìm chỗ ở

 
1. Nếu không thể hội thoại thông thường bằng tiếng Nhật Bản thì việc thuê nhà tập thể tư nhân là rất khó.
Để thuê nhà tập thể tư nhân thì bạn bắt buộc phải nói chuyện được với chủ nhà. Bởi vì, ở Nhật Bản cách sinh hoạt tại mỗi khu vực đều khác nhau, ví dụ như “không cho phép vứt rác tùy ý hằng ngày”, những điều cần lưu ý trong sinh hoạt như thế này nếu không thể nói chuyện bằng tiếng Nhật thì chủ nhà thường không muốn cho thuê phòng.

2. Tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, “thời gian đến trường 1 tiếng” là chuyện bình thường. Cũng có những người suy nghĩ muốn sống tại các khu phố có thể đi bộ hoặc đạp xe đến trường, nhưng đối trường học nằm tại các khu thương mại, buôn bán thì thường không thể như vậy. Người dân và học sinh Nhật Bản vì nghĩ đến tình hình kinh tế của bản thân cũng như điều kiện nhà ở tại Tokyo mà đều phải đi làm-đi học với quãng đường mất hơn 1 tiếng. Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo hệ thống tàu điện ngầm – tàu điện phức tạp của Tokyo cũng rất quan trọng. Nếu có suy nghĩ “ghét chuyển tàu” thì rất khó để tìm được nhà ở Tokyo. Mạng lưới giao thông trông có vẻ phức tạp nhưng đối với các bạn trẻ sẽ không quá khó khăn và có thể nhanh chóng làm quen.

3. Xác định tiền phòng có thể chi trả.
Điều kiện nhà ở tại Tokyo vô cùng nan giải đối với cả người Nhật Bản. Đầu tiên phải xem xét chính xác xem có thể trả bao nhiêu cho tiền phòng mỗi tháng. Tiền thuê nhà tập thể thường khác nhau tùy theo khu vực, thời gian xây dựng, trang thiết bị, diện tích… Ngoài ra hợp đồng thuê nhà tư nhân thường rất nghiêm ngặt về thời gian trả tiền nhà nên suy nghĩ “trả tiền muộn một chút chắc cũng không sao” là tuyệt đối không thể chấp nhận.

4. Hãy cùng học cách gọi tùy theo từng kiểu phòng nhé, trường hợp mansion “1K” là 1 phòng ngủ và bếp, cũng được gọi là “mansion khép kín”, 2 phòng ngủ với phòng bếp đặt được bàn ăn gọi là “2DK (2 phòng + Dining Kitchen)”, phòng bếp to hơn nữa sẽ được gọi là “2LDK (2 phòng + Living Dining Kitchen)”.
 

Thời giá nhà

 
Khi thuê nhà tư nhân, nếu không tìm hiểu trước thời giá giá nhà thuê (giá thông thường) một tháng thì rất bất lợi.
Thông thường, khu vực càng gần trung tâm Tokyo (phía bên trong line tàu Yamanote JR) thì càng đắt, càng xa trung tâm thì càng rẻ. Ngoài ra, giá nhà cũng khác đi tùy theo con đường từ ga tàu, thời gian xây dựng, môi trường xung quanh, mức độ sáng ban ngày, khu dân cư có tiếng tăm hay không.
 

Cách tìm chỗ ở

 

1. Nhận thông tin giới thiệu tại văn phòng của trường theo học. Tại các trường đại học hay trường dạy nghề, trường Nhật ngữ đều phụ trách giới thiệu các nhà trọ dành cho học sinh ở xung quanh khu vực trường học nên chỉ cần lên văn phòng trường hỏi là được.

2. Tin tưởng vào sự sắp xếp của trung tâm bất động sản. Trung tâm bất động sản là nơi giới thiệu các căn hộ tập thể, mansion. Xung quanh các ga tàu thường treo rất nhiều các biển hiệu như “Bất động sản ”, “XX Home”. Tại cửa kính lớn hoặc cửa sổ đều dán rất nhiều giấy ghi điều kiện thuê nhà căn hộ nên sẽ nhìn thấy ngay nếu đi qua.

3. Tìm nhà trên mạng hoặc tờ quảng cáo nhà

InternetTrang tìm kiếm mansion, căn hộ của công cụ tìm kiếm [Lycos]
Tờ quảng cáoTokyo có dân cư đông đúc và là thành phố mà cho dù là người Nhật Bản cũng rất khó tìm được chỗ ở. Vì thế người ta phát hành rất nhiều tờ quảng cáo, tuần san (1 tuần/lần) dành cho người đang tìm nhà. Thông qua những tờ quảng cáo nhà này có thể biết được thông tin nhà cho thuê mà các trung tâm bất động sản cung cấp hằng tuần. Tuy nhiên, bạn phải biết rằng có trường hợp một số nơi dù chưa đăng tin trên tuần san nhưng đã có phòng trống. Bạn có thể dễ dàng mua được những tờ quảng cáo nhà ở tại quầy tạp chí trong hiệu sách hoặc tại các cửa hàng ở ga tàu.

4. Đọc chỉ dẫn trên tạp chí trước.
Bất kì tờ quảng cáo nào cũng đều chia thông tin phòng trống theo tuyến đường sắt. Như vậy bạn có thể biết được căn nhà phù hợp với tính toán của bạn có nằm trên tuyến đường mà bạn muốn sống hay không. Ngoài ra để đăng được nhiều thông tin nhất, các tờ báo thường sử dụng tên viết tắt nên trước tiên tốt nhất là bạn nên đọc chỉ dẫn.

5. Nếu có nơi mà bạn thấy vừa ý, hãy gọi điện ngay.
Nếu có căn phòng phù hợp với điều kiện của bạn, hãy gọi điện ngay lập tức. Cho dù căn phòng đó đã được thuê rồi cũng đừng dập máy ngay mà hãy thử hỏi xem “còn có phòng nào giống như vậy không?”. Bởi vì, để tìm được căn phòng ưng ý, cho dù là người Nhật Bản cũng phải kiên nhẫn đi lại nhiều trung tâm bất động sản và tìm hiểu thông tin.
 

Kiến thức cơ bản khi thuê trung tâm bất động sản

 
(1) Thông thường những căn nhà cho thuê như căn hộ không trang bị đồ nội thất.
Ví dụ như có nhiều nơi không lắp bồn rửa trong nhà bếp hoặc gas để nấu ăn, đèn, thảm, rèm cửa… cũng phải tự mình chuẩn bị.
(2) Tiền đặt cọc - phí môi giới - tiền thuê nhà khi kí hợp đồng
Khi kí hợp đồng, bạn phải chuẩn bị khoảng 5 ~ 6 tháng tiền nhà cộng thêm các loại phí môi giới.
(3) Người bảo lãnh
Khi kí hợp đồng, cần phải có người bảo lãnh liên đới là người Nhật Bản. Người Nhật Bản khi thuê nhà cũng phải như vậy.
(4) Tốt nhất nên đi cùng với người thành thạo tiếng Nhật
Khi đến tìm nhà tại các trung tâm bất động sản, hãy đi cùng với bạn người Nhật Bản hoặc người bảo lãnh, hay các anh chị thành thạo tiếng Nhật để được giúp đỡ khi thương lương và nhận được kết quả tốt nhất.
(5) Trình tự giới thiệu tại trung tâm bất động sản

- Đưa ra những điều kiện mong muốn của bản thân, nếu có vật ưng ý sẽ giới thiệu ngay tại hiện trường và cho xem phòng thực tế .
- Sau khi xem nếu không ưng ý có thể từ chối luôn. Việc giới thiệu là miễn phí. Dù bạn đã ưng ý nhưng muốn suy nghĩ thêm 1 ~ 2 ngày hoặc bàn bạc thêm với bạn bè thì cứ nói thẳng như vậy với trung tâm bất động sản.
- Cũng có trường hợp chủ nhà yêu cầu rằng “muốn nhận trước tiền hợp đồng”. Nếu nộp tiền hợp đồng bạn sẽ được ưu tiên thuê căn nhà đó. Tiền hợp đồng sẽ trở thành một phần của tiền đặt coc – phí môi giới nếu bạn chuyển vào căn nhà đó, nhưng nếu không chuyển vào bạn sẽ không được trả lại tiền hợp đồng nên phải xem xét kĩ trước khi nộp tiền hợp đồng.

(6) Những điểm cần chú ý khi tìm nhà theo môi giới bất động sản

- Phải quan sát kĩ các công trình giao thông, con đường về từ ga tàu, gần đó có trung tâm mua sắm không, quãng đường đến nhà tắm công cộng, có đón được nhiều ánh sáng hay không…rồi mới quyết định.
- Phải xác nhận xem có thể sử dụng hệ thống sưởi như thế nào. Để tránh hỏa hoạn cũng có những căn hộ cấm sử dụng bếp gas.
- Ngoài ra, vì có những nơi mà nhà bên cạnh hoặc khu dân cư đó có vấn đề tiếng ồn nghiêm trọng, nếu có thể bạn nên nghe và tham khảo ý kiến của những người đang sống ở đó.
 

Những điều cần chú ý và kiến thức cần thiết khi kí hợp đồng thuê nhà

 
- Hợp đồng thuê nhà có ghi toàn bộ những điều khoản quan trọng. Khi thuê nhà tư nhân như căn hộ hay mansion, giữa chủ nhà và người muốn thuê nhà phải kí hợp đồng thuê nhà.
- Thông thường một bộ hợp đồng thuê nhà có nội dung khoảng 2 ~ 3 trang, được chủ nhà, người thuê nhà và người bảo lãnh liên đới viết địa chỉ, ký tên đóng dấu và mỗi bên giữ một bản.
- Về mẫu hợp đồng thuê nhà sẽ do bên chủ nhà chuẩn bị đầy đủ. Ngoài ra còn có trường hợp trung tâm bất động sản trở thành người đại diện cho chủ nhà.
- Phải giữ hợp đồng cẩn thận cho tới khi hết hợp đồng bởi đó là chứng cớ cho thời hạn hợp đồng, nội dung hợp đồng, số tiền đặt cọc…

(1) Những kiến thức và điều cần thiết trong hợp đồng

Tiền thuê nhàĐối với tiền thuê nhà hàng tháng, thông thường cuối tháng phải trả trước tiền thuê tháng sau. Với những mansion được quản lí bởi công ty bất động sản, nếu muộn hơn 1 tuần so với lịch trả tiền, có trường hợp sẽ phải trả thêm khoảng 10% phí trả chậm.
Tiền đặt cọcLà tiền đặt cọc giao cho chủ nhà phòng khi nợ tiền nhà hoặc khi có thiệt hại về nhà cửa, tương đương khoảng 1~2 tháng tiền nhà. Khi trả phòng (chuyển sang nơi khác) chủ nhà sẽ trừ đi khoản phí dọn dẹp, sửa chữa rồi hoàn trả số tiền còn lại.
Tiền cảm tạLà khoản tiền trả một lần cho chủ nhà, khoảng 1~2 tháng tiền nhà. Khác với tiền đặt cọc, khi bạn trả phòng sẽ không được hoàn trả số tiền này.
Phí công íchLà phí cần trả hàng tháng để thanh toán tiền điện-nước-phí dọn dẹp hoặc quản lí của các khu vực chung như cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh chung
Phí môi giớiPhí hoa hồng trả cho trung tâm bất động sản, thông thường khoảng 1 tháng tiền nhà.

(2) Chỉ kí hợp đồng sau khi đã hiểu toàn bộ nội dung
Cho dù ở nước nào thì việc hiểu được những thuật ngữ pháp luật cũng không dễ dàng. Hợp đồng còn khó hơn, vì nó sẽ có hiệu lực về mặt pháp lý ngay sau khi kí tên đóng dấu nên bắt buộc phải hiểu rõ nội dung trước khi kí. Nếu có gì không rõ tốt nhất nên hỏi người phụ trách du học sinh của trường học hoặc những anh chị hiểu rõ về các điều luật ở Nhật Bản.

(3)Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Thời hạn hợp đồng thuê nhà thông thường là 2 năm. Bạn cũng nên đọc rõ về việc thay đổi những điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

(4) Không được đưa người thân hoặc bạn bè vào ở chung hay cho người khác thuê lại khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.
- Tại các căn hộ cho thuê ở Nhật Bản, ngoài người đã kí hợp đồng thì người khác không được phép ở. Đây là một tập quán xã hội của Nhật Bản mà khác biệt rất nhiều so với các nước khác. Nếu như muốn 2 người cùng ở, cần phải nói rõ ngay từ đầu với trung tâm bất động sản (chủ nhà).
- Khi người thân hoặc bạn bè muốn ngủ lại, cho dù thời gian ngắn thế nào cũng bắt buộc phải nói chuyện với chủ nhà trước để được họ thông cảm. Đối với các nhà trọ cho người nước ngoài, rắc rối hay gặp nhất chính là có người khác ngoài người thuê nhà vào ở.

(5) Không được sửa chữa lại phòng khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.
Nếu chưa có sự cho phép của chủ nhà thì bạn không thể sửa chữa lại bên trong căn nhà đang thuê. Khi muốn thay đổi một điểm bất tiện nào đó bạn bắt buộc phải thương lượng với chủ nhà.

(6) Cho dù khi trả phòng vẫn có quy tắc
- Thời gian thông báo ngày dọn trả phòng cũng phải được ghi rõ trong hợp đồng. Thông thường luôn quy định phải báo cho chủ nhà trước một tháng. Trường hợp thông báo đột ngột dù không ở nữa nhưng bạn cũng sẽ phải trả thêm một tháng tiền nhà.
- Nguyên tắc là khi trả phòng cho chủ nhà phải giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Những gì không cần nữa thì phải vứt ở đúng nơi quy định. Bởi vì nếu bạn để lại những đồ dùng không cần thiết hoặc rác thải rôi dọn đi thì sẽ gây bất tiện cho chủ nhà. Ngoài ra, đừng quên thanh lý hóa đơn điện, nước, gas, điện thoại hoặc phí sưởi.
 

Tiền đặt cọc năm trong hợp đồng thuê nhà là gì?

 
Khi các trung tâm bất động sản giới thiêu về các căn hộ hoặc mansion, hầu hết các trường hợp đều nói rằng “cần phải có người bảo lãnh liên đới là người Nhật Bản”. Vậy hãy cùng tìm hiểu về người bảo lãnh liên đới nhé.

Điều kiện của người bảo lãnhNgười bảo lãnh liên đới là “người trưởng thành có khả năng tài chính độc lập”, nghĩa là, nếu không phải là người có thu nhập đủ để nuôi sống một gia đình thì sẽ không được chấp nhận.
Người bảo lãnh liên đới là người chịu trách nhiệm bảo lãnh nợLà tiền đặt cọc giao cho chủ nhà phòng khi nợ tiền nhà hoặc khi có thiệt hại về nhà cửa, tương đương khoảng 1~2 tháng tiền nhà. Khi trả phòng (chuyển sang nơi khác) chủ nhà sẽ trừ đi khoản phí dọn dẹp, sửa chữa rồi hoàn trả số tiền còn lại.
Khó có thể chấp nhận người không quen bạn làm người bảo lãnh liên đớiNgười bảo lãnh liên đới là người bảo lãnh đi cùng với số nợ, nếu bạn “nhờ vả” một người không quen, có không ít trường hợp không chấp nhận điều này. Tốt nhất bạn nên nhờ trước những người biết rỏ bạn, ví dụ như người bảo lãnh nhân thân.
Cơ quan chứng nhận của trường họcTùy từng trường mà bạn có thể sử dụng chế độ bồi thường nhà ở tổng hợp cho du học sinh nước ngoài của tổ chức hỗ trợ học sinh Nhật Bản và trở thành người bảo lãnh liên đới nhà ở.
- Là thành viên của chế độ bồi thường nhà ở cho du học sinh nước ngoài ở trường đó.
- Bạn phải mua bảo hiểm có chỉ định chế độ đó (phí bảo hiểm 1 năm là 7500 yên, 2 năm là 14000 yên)
- Chủ nhà phải đồng ý cơ quan chứng nhận theo chế độ đó
Mọi chi tiết hãy hỏi văn phòng của trường nhé.
Người bảo lãnh liên đới phải bảo lãnh bằng con dấuNgười bảo lãnh liên đới phải đóng dấu vào hợp đồng, cũng có nơi yêu cầu phải đính kèm “giấy xác nhận con dấu”. Và bắt buộc phải có đăng kí thường trú tại khu vực hành chính mà người Nhật Bản đó sinh sống. “Xác nhận con dấu” là việc làm “đăng kí chứng thực con dấu” trường hợp có đăng kí thường trú , và là bước cơ bản khi xác nhận con dấu.
Tuy nhiên, trường hợp cơ quan chứng nhận của trường bảo lãnh thì không bắt buộc phải có giấy xác nhận con dấu.
 

Những điều cần chú ý khi chuyển nhà

 
“Thông báo trả phòng” một tháng trước đó.
Một tháng trước khi chuyển bạn phải nói việc sắp chuyển nhà với chủ nhà. Bởi vì nếu không “thông báo trả phòng” bạn sẽ phải trả thêm một tháng tiền nhà.

1. Thông báo ngừng sử dụng điện, nước, ga
3 ngày trước khi chuyển nhà, bạn phải gọi điện đến Sở điện, nước và điện thoại để thông báo chuyển nhà. (Số điện thoại được in trên hóa đơn thu tiền) Ngày chuyển nhà, nhân viên của sở sẽ đến kiểm tra công tơ và quyết toán chi phí sử dụng.

2. Chuyển số điện thoại
Những người đã có số điện thoại phải gọi điến bưu điện và làm “thủ tục chuyển điện thoại”. Những bạn không biết số của bưu điện có thể gọi đến số “116” (không cần mã quốc gia) và nói địa chỉ nhà chuyển thì người ta sẽ cho bạn biết số điện thoại của bộ phận phụ trách kinh doanh. Nếu chuyển sang nhà mới và phải lắp đặt lại thì sẽ tốn kảng 2~8 nghìn yên phí lắp đặt.

3. Đừng quên kiểm tra phòng trước khi trả phòng và trả lại chìa khóa
Bạn không được vứt lại rác trong phòng rồi chuyển đi. Sau khi bạn chuyển đồ đi phải để chủ nhà kiểm tra hư hại, nếu không có vấn đề gì thì họ sẽ hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc. Khi đó đừng quên trả lại chìa khóa của căn hộ nhé.

4. Sau khi chuyển nhà gửi “Thông báo di chuyển”
Sau khi chuyển nhà, bạn đến bưu điện gần nhất, xin tờ khai “Thông báo di chuyển”, ghi vào đó rồi nộp lên bưu điện. Trong 1 năm sau khi thông báo bằng thư, địa chỉ cũ sẽ được chuyển sang địa chỉ mới.

Bài viết liên quan

Tuyển sinh du học Nhật vừa học vừa làm uy tín, phí rẻBản năm 2023

Tuyển sinh du học Nhật vừa học vừa làm uy tín, phí rẻBản năm 2023

Đến hẹn lại lên, Du học LINE xin gửi đến các bạn học sinh thông tin chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản hệ vừa học vừa làm học ký tháng 1 và tháng 4 năm 2023 như sau: I. Đối tượng tuyển sinh Nam / Nữ tuổi từ 18…

Học bổng báo - Du học Nhật Bản uy tín

Học bổng báo - Du học Nhật Bản uy tín

1. Học sinh có bổng báo chí là như thế nào? Học sinh vừa nhận được tài trợ về cơ sở lưu trú và học phí vừa được nhận giao báo từ Văn phòng bán báo; trong khi đó vừa được đào tạo tiếng Nhật vừa nhận được lương hàng…

[HOT] Tuyển sinh du học Nhật Bản khóa đào tạo chuyên ngành, hỗ trợ DHS đổi sang visa Tokutegino (visa kỹ năng đặc định)

[HOT] Tuyển sinh du học Nhật Bản khóa đào tạo chuyên ngành, hỗ trợ DHS đổi sang visa Tokutegino (visa kỹ năng đặc định)

Gần đây có rất nhiều bạn học sinh liên lạc với LINE thắc mắc về việc có trường Nhật ngữ nào có thể học song song tiếng Nhật với học từ chuyên ngành để du học sinh có thể thi chuyển đổi sang visa tokutegino (visa kỹ năng đặc định)…

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021 - Du học Nhật Bản LINE Tình hình dịch bệnh Corona ở Nhật Bản vẫn đang diễn biến khá phức tạp, nhưng hiện tại cũng có thông tin Chính phủ Nhật Bản sẽ sớm mở…

Bình luận như một người khách

Hoặc đăng nhập

    Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017