Một bộ hồ sơ hoàn hảo đã mang đến cho sinh viên 50% cơ hội chạm tay tới ước mơ du học Nhật Bản. Để hoàn thành một bộ hồ sơ như thế, sinh viên phải cẩn trọng, đầu tư thời gian, tâm huyết trong quá trình hoàn thành từng nội dung, đặc biệt là lý do đi du học Nhật Bản. Sau đây, Line sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết để cùng bạn vượt qua câu hỏi “khó nhằn” này.
Câu hỏi về lý do đi du học Nhật Bản như thế nào?
Trước khi viết lý do đi du học Nhật Bản, chính sinh viên cũng phải xác định được cho mình mục tiêu du học chính đáng. Đó mới chính là câu trả lời hợp lý, và có tính thuyết phục nhất với giám khảo tuyển chọn hồ sơ. Khi đã xác định được rõ ràng điều đó, sinh viên chỉ cần diễn đạt ý tưởng thành nội dung câu từ một cách trọn vẹn, trọng tâm nhất có thể. Để hoàn thành nội dung này, sinh viên thường phải trả lời được câu hỏi sau đây:
- Mục tiêu du học trước mắt và tầm xa của bạn là gì ?
- Tại sao bạn lựa chọn du học Nhật Bản cho hành trình học vấn của mình ?
- Bạn đã chuẩn bị như thế nào để hiện thực hóa ước mơ đó ?
- Bạn có kế hoạch gì cho bước tiến dài hạn hơn ?
Ở câu hỏi thứ nhất, sinh viên chỉ cần nêu cụ thể mục tiêu mà bản thân đã xác định. Đó có thể là một trường Nhật Ngữ trong tương lai gần,và trường đại học chuyên ngành ở tầm xa hơn. Việc nêu cụ thể tên các trường học mà sinh viên chọn là điểm đến sẽ tăng thêm sự tin cậy, và chứng tỏ sự nghiêm túc của sinh viên với hành trình du học. Đây cũng là những khởi đầu mang tính chất định hướng, giúp các giám khảo hình dung ra kế hoạch, sự đầu tư về hướng đi của sinh viên cho tương lai.
Câu hỏi thứ hai có khá đa dạng câu trả lời. Chất lượng giáo dục hàng đầu, chương trình đào tạo toàn diện, hay môi trường học tập thân thiện chuẩn quốc tế thường là những từ ngữ được các ứng viên lựa chọn để viết lý do đi du học Nhật Bản. Ngoài ra, nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc cũng là một điểm mạnh thu hút mà các sinh viên có thể sử dụng cho phần trả lời. Sinh viên nên đưa những ấn tượng và lý do thực sự của bản thân vào bài viết. Chỉ có như vậy, câu trả lời mới có tính chân thành, trong sáng vốn có. Giám khảo muốn hiểu thực sự định hướng, mong muốn có được của sinh viên trên hành trình du hoc Nhat Ban thay vì những lời tung hô về đất nước Nhật Bản.
Câu hỏi thứ ba thường có một khuôn mẫu chung cho hầu hết các sinh viên. Có hai sự chuẩn bị sinh viên nên nhắc đến, bao gồm: ngôn ngữ, hiểu biết. Thông thường, sinh sẽ mất khoảng 6 tháng để học Nhật Ngữ cơ bản. Hãy nêu một cách khái quát, trọng tâm quá trình học tập, cũng như những bài học kinh nghiệm thu góp được trong khoảng thời gian ấy. Về kiến thức, sinh viên nên nhắc đến sự chuẩn bị hiểu biết về sự khác biệt văn hóa, thời tiết, và một số khía cạnh trong cuộc sống sinh hoạt, môi trường học tập. Đây cũng là cách gây ấn tượng về sự chuẩn bị chu đáo với giám khảo. Tuy nhiên, sinh viên hãy ghi nhớ yếu tố “xúc tích”, trọng tâm, có luận điểm, tránh cách nói lan man, dài dòng, không cần thiết.
Khi đọc đến câu hỏi thứ tư, một số bạn sinh viên cho rằng nội dung này trùng lặp với câu hỏi thứ nhất. Kế hoạch cho bước tiến dài hạn hơn là những dự định, hoạt động mà sinh viên sẽ tham gia để biến ước mơ thành hiện thực. “Kế hoạch” luôn đi kèm với các mốc thời gian, giúp nhà trường kiểm soát xem trong quá trình học tập bạn có cố gắng không, hay vẫn dậm chân tại chỗ so với mục tiêu đã đề ra. Không cần những mục tiêu quá to lớn, vĩ đại, đôi khi những bước tiến chậm mà chắc, chứa đầy sự cố gắng mới là cách chứng tỏ quyết tâm, cùng một tầm nhìn thực tế của sinh viên, với giám khảo.
Dù là bài viết để trả lời chung một câu hỏi, song phần trả lời cũng cần tách đoạn với những luận điểm rõ ràng. Bố cục nên chia thành 4 phần trả lời cho 4 câu hỏi nêu trên. Kết luận sinh viên phải thể hiện rõ khát khao, mong muốn được đi du học của mình. Các địa điểm, mục tiêu hãy cụ thể hóa nhất có thể để tạo được tính chân thực, và thuyết phục. Lời văn không cần quá chau chuốt, cầu kỳ, câu trả lời được đánh giá cao khi diễn tả thông tin một cách trọn vẹn, có điểm nhấn gây ấn tượng. Sinh viên cũng cần tránh đưa ra một số quan điểm mang tính chất cá nhân, kém khách quan vào bài viết, dễ dẫn đến những hiểu lầm cho giám khảo trong quá trình chọn lựa hồ sơ.
Trên đây, du hoc Nhat Ban Line đã hướng dẫn chi tiết cho sinh viên cách hoàn thành nội dung “Lý do đi du học Nhật Bản “ trong hồ sơ, cả về nội dung và cách thức. Còn rất nhiều thông tin mới nhất, cập nhật nhất về du học Nhật Bản, cũng như các bài viết, và hỗ trợ tư vấn miễn phí, truy cập ngay website chính thức của chúng tôi để biết thêm chi tiết.