Việc bắt gặp người Nhật tại đất nước của họ ngược lại còn khó hơn các bạn tưởng đấy. Vì sao lại ngược như thế được? Bởi nếu gặp gỡ ở đây thì chính chúng ta đang là những người ngoại quốc. Vì vậy mà cơ hội để gặp gỡ người Nhật lại khó hơn. Do đó mà tôi cũng chưa làm quen được với người bạn Nhật Bản nào cả. Sau đây Line du học sẽ chỉ cho các bạn những điều cần biết khi du học Nhật Bản đê biết cách kết bạn với người Nhật như thế nào?
Đa số các bạn học sinh gặp được người Nhật ở chỗ làm thêm. Tôi cũng hay kết bạn với những vị khách ở quán cà phê nơi tôi từng làm thêm. Có một số cách có thể tiếp cận và nói chuyện với người Nhật Bản đó là:
1. Tôi sẽ giới thiệu những cô nàng tốt cho các bạn.
2. Nếu không có bạn gái nào tốt thì liệu tôi có thể...?
3. Bắt chuyện bằng cách nhờ mua cơm giùm.
4. Nhờ giới thiệu cho bạn trai tốt
5. Học sinh cùng nhau làm thêm
Đại đa số đều tiếp cận người khác bằng cách thức trên. Một điều may mắn là những người tôi gặp đều tốt tính cả nên rượu cũng uống tốt mà chơi cũng giỏi. Chúng tôi đã thống nhất sẽ tập trung lại và đi đến suối nước nóng vào tháng 6 này. Nhưng mà không biết có đi được hay không nữa.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải luôn luôn luyện tập nói chuyện. Nhưng mà tôi tiếp cận, làm quen với họ với lí do nâng cao năng lực tiếng Nhật nên cũng hơi khó để đạt được thành quả như mong đợi.
>> Kinh nghiệm du học Nhật Bản
Đối với họ thì việc kế tiếp câu chuyện với những người mà họ không muốn trò chuyện cũng cũng là việc rất khó khăn. Vì vậy, trước tiên, nếu bạn có trình độ tiếng Nhật và có hiểu biết về văn hóa Nhật Bản nữa thì lúc đó, dù là người bạn gặp khi đi đường thôi bạn cũng hãy bắt chuyện với họ nhé. Thêm nữa là con trai Nhật Bản cũng rất chất phác, thật thà nữa.
Nếu bạn đã có sự hiểu biết về văn hóa Nhật Bản rồi thì tiếp đó, bạn sẽ được thấy sự phát triển tương đối của văn hóa “trả tiền riêng” tại đất nước này. Với chúng tôi, chúng tôi đã quen với việc giành nhau trả tiền như “tôi sẽ trả tiền” hay là những trường hợp đã thành phản xạ như “không, lần này tớ trả”.
Nếu bạn bỏ 1000 yên vào máy bán hàng tự động và mua một chai coca có giá 120 yên thì bạn còn thừa 880 yên. Nếu có tiền thừa thì máy sẽ không bật sáng nữa mà sẽ ngay lập tức trả lại tiền cho các bạn. Nếu bạn mua 2 chai mà không bỏ thêm tiền thì này sẽ không bán hàng cho các bạn..Cái này cũng hơi phiền phức. Nếu có nhiều bạn khác mua nữa thì còn bạn còn phải kiên trì nữa. Lí do tại sao ư?
Đó là sức mạnh của sự đoàn kết và văn hóa trả tiền của người Nhật.
Tôi sẽ mua thứ tôi muốn bằng tiền của mình. Đó chính là người Nhật. Có trường hợp 2 người đến ăn cơm và 1 người trả tiền. Tại sao lại thế nhỉ? Nếu muốn thì trăm phát trăm trúng, người Nhật họ thường muốn lấy hóa đơn thanh toán sau khi dùng bữa. Cũng có thể là do giá cả ở đây quá đắt đỏ, nhưng, tinh thần give and take (cho và nhận) đã trở thành một phần không thể thiếu của người Nhật. Cách suy nghĩ có qua có lại, đừng nhận từ ai cái gì và cũng đừng cho ai cái gì.
Chủ quán Yakiniku mà tôi đang làm thêm thỉnh thoảng thường khuyến mại rau, kim chi cho khách hàng. Những lúc như vậy tôi thấy rằng chủ quán thật hào phóng và có nhân cách tốt. Nhưng bây giờ nghĩ lại thì thấy, chủ quán làm vậy chưa biết chừng là do thói quen của một người Nhật chân chính. Bởi vì họ không nghĩ việc phục vụ hay các dịch vụ là điều đương nhiên mà họ nhận thức rằng đó là sự mua và bán.
Vì thế mà hễ khi nào tôi nói với khách hàng rằng trà Ô long được phục vụ miễn phí thì sắc mặt của khách hàng thay đổi ngay. Vẻ mặt của họ đầy nghi ngờ như thể đặt câu hỏi là không biết có việc gì nhỉ? Cái vẻ mặt mà ngay cả tôi cũng không thể nào hiểu nổi.
Người Nhật còn có một thói quen khác gọi là ‘Omiyage’.
Cứ vào tầm tháng 8 hoặc cuối năm, người Nhật thường tặng quà cho nhau để biểu thị sự biết ơn hoặc trả ơn. Nói một cách dễ hiểu thì văn hóa không quên ân tình của người khác và chuẩn bị ‘Okkuri mono’ của người Nhật là một phong tục độc đáo..
Người Nhật có thói quen nếu đến nhà người khác chơi thì luôn mang theo quà tặng cho chủ nhà. Dù là khi đến thăm nhà bạn, thăm cấp trên cấp dưới hay thăm các mối quan hệ khác, người Nhật luôn mang theo ‘Omiyage’.. Đa số những món quà người Nhật chuẩn bị là đồ ăn, ví dụ như socola, bánh… Giá cả dao động từ 1000 yên, đắt hơn thì 10,000 yên… nhưng đa số là các loại bánh có giá từ 2~3000 yên.
Hôm qua tôi cũng được nhận bánh từ khách hàng.. Đến lúc nào đó tôi cũng sẽ phải tặng lại vị khách đó một món quà như vậy.
Người Nhật không quan trọng món quà đó là gì mà suy tính việc nếu cho đi từng nào thì mình cũng sẽ nhận được từng ấy. Dù là giữa bạn bè đi chăng nữa thì người Nhật không ôm nhau, quàng vai, nắm tay nhau đi giống như chúng ta.
Với chúng ta thì dù là tình bạn giữa nam và nữ vẫn quàng vai bá cổ nhau, nắm tay, ôm nhau bình thường nhưng với người Nhật, quan hệ đó chỉ là bạn bè với nhau và giữa họ không có sự tiếp xúc cơ thể.
Đúng thật là một dân tộc kì lạ.
Tôi đã nhận được món quà sinh nhật là một con búp bê từ bạn. Người bạn ngồi kế bên bảo tôi rằng “khi đến sinh nhật bạn ấy cậu cũng phải tặng quà cho cậu ấy nhé”. Không phải nhận mà vui đâu, nhận mà thấy gánh nặng vô cùng.. Với một tâm sự của du học sinh Nhật Bản nghèo như tôi thì việc có bạn người Nhật giàu có cũng là chuyện u sầu đây mà.
Tuy nhiên, không chỉ có mỗi việc này đâu. Đàn ông con trai Nhật cũng rất hào phóng. Nếu gặp nhau thì đàn ông con trai, hoặc tiền bối thường mua rượu, điều này đã thành truyền thống.
Nghe các tiền bối nói là sang đây du học họ còn bị tăng cân. Ẩm thực Nhật Bản đã bị thay đổi nhiều nên ngoại trừ Sushi, Sasimi hay Udon truyền thống thì ở đây có nhiều ẩm thực Hàn Quốc và châu Âu. Bây giờ thì người Nhật đang dần “Tây hóa” khi quen với Sarata, Spagetti..
Người Nhật rất thích ăn món cay, giống như món mì Silla hay Kimchi của Hàn Quốc. Dĩ nhiên vẫn có nhiều trường hợp còn không dám chạm đến món cay, nhưng mà… Tôi thấy rằng bạn chỉ cần tặng bánh tôm rán hay Gim cho người Nhật là đã thấy họ rất vui vẻ rồi.
Bởi vì nếu bạn muốn gặp người Nhật thì điều quan trọng là phải nắm bắt được thói quen, phong tục của họ.
Hi vọng các bạn sẽ gặp được nhiều người tốt, và cùng nhau trải qua khoảng thời gian tươi đẹp nhất ở nơi đây.
Người Nhật thường hay theo chủ nghĩa cá nhân, và là một dân tộc không thân thiện lắm. Thế nhưng, không phải người Nhật nào cũng giống như tôi cảm nhận ở trên. Họ không hay biểu lộ cảm xúc ra mặt giống như chúng ta. Cũng có những người dù ghét nhưng họ vẫn có thể cười được.
Hi vọng các bạn sẽ mang tư thế và văn hóa Việt khi đến đây. Vì nếu nội dung cuộc trò chuyện càng phong phú thì ấn tượng về nhau càng sâu sắc hơn.
Chúc các bạn học tiếng Nhật giỏi nhé và thành công trên con đường du học Nhật Bản của mình nhé. Nếu có thể, hãy mang những quyển sổ hay móc chìa khóa nhỏ xinh đậm phong cách Việt Nam đến Nhật Bản để làm quà tặng cho người Nhật nhé.
Chúc các bạn có những kỉ niệm tuyệt vời trên đất nước mặt trời mọc!!!