MÔN HỌC TỔNG HỢP CỦA EJU

Theo tiêu chuẩn của tôi thì, môn học tổng hợp nên được phân thành 4 nội dung lớn: Kinh tế chính trị, địa lí, lịch sử thế giới, kiến thức 4 phương.

Cốt lõi của môn học tổng hợp là việc học tổng hợp. Dù là học tổng hợp toàn bộ các môn thì việc tổng hợp cuối cùng cũng cần thiết phải chỉ ra cụ thể các phần quan trọng trong toàn bộ nội dung của môn học đó.

Kết quả hình ảnh cho Kinh tế- Chính trị học bài thi EJU

Đặc biệt, tôi thích nhất là câu nói của người hàng xóm “ Càng nắm chặt những hạt cát trong lòng bàn tay thì nó lại càng bị bay mất”.

Ý nghĩa của câu nói đó phải chăng là: Có rất nhiều thứ đã học, và những thứ phải học đó không ở một nơi cụ thể nào mà bị sắp xếp vào nhiều nơi khác nhau.

Vậy thì, chúng ta cùng thử xem cách tổng hợp tất cả các kiến thức cuối cùng (FINAL) theo từng môn học nhé?

  1. Kinh tế- Chính trị học

Tôi nghĩ với môn Kinh tế- Chính trị học thì mỗi người đều có khoảng 1 cuốn kiến thức cơ bản. Tôi thì dùng quyển Kinh tế- Chính trị “Phong cảnh Yasui Rikai ”. Bất cứ điều gì đều tốt cả, dù là thử thách, 14 ngày, Rikai hay Hatakeyama. Đây là quyển sách mà tác giả ghi chép lại những gì bản thân học được trong suốt thời gian qua. Cần phải sắp xếp các nội dung đó thành một dòng cháy nhất quán. Nếu đọc kĩ bạn sẽ phát hiện bên cạnh có nhiều nội dung thật sự rất quan trọng thì cũng có không ít nội dung không quan trọng gì.

Kết quả hình ảnh cho Kinh tế- Chính trị học bài thi EJU

Khi đi thi, trước tiên, các bạn hãy giành thời gian đọc kĩ đề bài một lượt. Sau đó, bạn hãy viết đáp án vào bài thi EJU bằng bút chì có màu nhạt, 20 phút cuối cùng hãy khảo lại bài, đánh dấu sao vào các phần còn chưa chắc chắn và kiểm tra lại bằng cách ghi chú của bản thân. Các bạn hãy đánh dấu vào những phần quan trọng nhưng bản thân lại không làm được, phần các bạn khác làm đúng mà chỉ mình làm sai.

Nếu kết thúc công tác trên thì bước cuối cùng, các bạn hãy viết cẩn thận từng đáp án vào bài làm. Thỉnh thoảng có một số bạn bảo rằng ngay cả bản thân cũng không đọc được chữ viết của chính mình nữa. Nếu rơi vào tình huống này, bạn hãy tô đậm chữ sau đó in ra cũng được. Việc tự mình chia nhỏ từng phần cũng không có vấn đề gì. Tôi không chỉ phải học mỗi một môn Kinh tế- Chính trị và cũng rất ghét việc dành nhiều thời gian để ghi chép lại những vấn đề cần phải lưu ý nên tôi đã phân chia theo phần Yasui Rikai. Tôi đã học qua nhiều sách nhưng  trong Rikay có rất nhiều điều mà tôi yêu thích.

  1. Địa lí

Hình ảnh có liên quan

Địa lí là môn học khó để có thể tìm được cuốn giáo trình hay và làm được đề cương. Với tôi, khi phải ôn tập, tôi không làm đề cương mà ôn bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng, bây giờ, tôi lại phải ôn đi ôn lại và làm đề cương tổng hợp cuối cùng từ bài thi thử. Dù địa lí là môn phải học mà không có bất cứ giáo trình cụ thể nào nhưng cũng có nhiều đầu sách có số lượng người đọc cao như 14 ngày, thử thách, bản đồ thế giới, sách dữ liệu địa lí, sách bài tập chuẩn bị thi SAT,... Đặc biệt, trong sách địa lí có rất nhiều tranh ảnh, hình vẽ. Tôi thấy rất đáng tiếc nếu xé sách nên tôi đã sắp xếp lại nội dung theo cách khác ( Photo sách sẵn, nếu sách quá dày hoặc quá to thì nên thu phóng 50% thôi. Giống với môn Kinh tế- Chính trị, lịch sử thế giới, địa lí không cần phải nắm rõ sự mạch lạc, logic mà bạn nên chia thành các phần lớn rồi ôn. Tôi đã chia thành các phần địa lí thế giới (tên sông, núi, quốc gia, thủ đô) và bản đồ khí hậu. Tôi sắp xếp tên các khu vực có kiểu khí hậu đặc trưng và bản đồ khí hậu của khu vực đó. Tôi đã thử tìm kiếm trên lãnh thổ Nhật Bản xem có khu vực nào có khu vực khí hậu đặc trưng như vậy không. Và tôi cũng đã ghi chú tên của các khu vực tiêu biểu xuất hiện trên thông tin dự báo thời tiết của Nhật Bản nữa. Tôi đa số tổng hợp các mục ôn tập lớn bằng cách trên. Không có phần ôn tập nào phải tổng hợp nhiều nên cũng không khó lắm. Tôi rất thích việc cắt-dán nên việc tổng hợp rồi cắt dán các nội dung ôn tập là một kí ức vui vẻ khó quên đối với tôi.

 

  1. Lịch sử thế giới

Kết quả hình ảnh cho Kinh tế- Chính trị học bài thi EJU

Lịch sử thế giới là môn học mà dù bây giờ bạn không học, dù chỉ tổng hợp một lần rồi không ôn thì đi thi cũng trúng tủ. Thay vào đó, bạn phải thuộc lòng nội dung. Bạn không cần phải học thuộc thời gian (ngày, tháng, năm) nhưng cần phải nhớ rõ mối quan hệ nguyên nhân kết quả và thứ tự các sự kiện xảy ra. Khi học môn lịch sử chúng ta thường dùng nhiều dấu hình mũi tên, đúng không? Tôi cũng ôn tập môn lịch sử theo cách đơn giản như vậy đấy. Môn lịch sử thế giới không cần phải chia từng phần tỉ mỉ mà dù chia hay không chia, bạn chỉ cần ôn tập và ghi nhớ theo thứ tự thời gian là được. Tuy nhiên, dù đã ôn sơ qua nhưng khi làm bài, tôi cũng gặp nhiều câu bị nhầm thời gian cho dù tất cả các sự kiện tôi đều biết. Vì vậy, tôi chia những phần dễ mắc sai lầm đấy thành các phần riêng biệt rồi ôn tập. Giả như bạn phân chia từng sự kiện về cuộc cách mạng Pháp, chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chiến trang thế giới lần thứ hai thì khi làm bài, bạn sẽ dễ dàng làm đúng.  Tôi cũng từng ôn tập theo cách đó. Nhưng cũng có nhiều bạn bị lẫn lộn các sự kiện lịch sử trước thế chiến thứ nhất và các sự kiện ngay trước thế chiến thứ hai. Với những sự kiện như vậy thì bạn nên nắm rõ nội dung rồi phân chia thành các mục riêng.

  1. Kiến thức 4 phương

Kết quả hình ảnh cho Kinh tế- Chính trị học bài thi EJU

Thật ra, với môn “Kiến thức bốn phương”, bạn không cần thiết phải dành thời gian riêng để học và cũng không phải cứ học là đảm bảo trúng đề. Vì vậy, với môn này, bạn không cần phải sắp xếp lại gì cả. Thế nhưng, gần đây, khi tôi tìm hiểu các sự kiện xảy ra trên thế giới từ các mốc thời gian (mốc thời gian được đánh dấu)  trong suốt hơn 5 năm qua (xa hơn là 10 năm) thì thấy có một số sự kiện được đưa vào đề thi. Vì vậy, tôi nghĩ các bạn nên tìm hiểu các sự kiện này. Nếu học môn Tổng hợp thì các bạn sẽ thấy rằng có nhiều trường hợp vì quá tập trung vào những kiến thức vô cùng nhỏ nhặt mà bỏ lỡ những kiến thức lớn hơn. Chúng ta dễ dàng chỉ tìm hiểu những sự kiện nổi bật xảy ra trong năm nay nhưng nếu tìm hiểu kĩ các sự kiện đáng chú ý thì có nhiều khi chúng ta sẽ tự cảm thán rằng “Giá mà mình tìm hiểu cả các sự kiện đã xảy ra từ trước đó nữa”. Để không bỏ lỡ những phần như vậy, tôi nghĩ rằng việc tổng hợp ngay khi có thể cũng là một phương pháp tốt. Nếu có thể tìm hiểu bản đồ khí hậu, đơn vị tiền tệ, tên thủ đô hay vị trí địa lí của quốc gia diễn ra sự kiện đó thì sẽ rất tốt cho việc ôn thi của bạn, giống như việc cắm hoa trên tượng vàng vậy.

Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan

Tuyển sinh du học Nhật vừa học vừa làm uy tín, phí rẻBản năm 2023

Tuyển sinh du học Nhật vừa học vừa làm uy tín, phí rẻBản năm 2023

Đến hẹn lại lên, Du học LINE xin gửi đến các bạn học sinh thông tin chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản hệ vừa học vừa làm học ký tháng 1 và tháng 4 năm 2023 như sau: I. Đối tượng tuyển sinh Nam / Nữ tuổi từ 18…

Học bổng báo - Du học Nhật Bản uy tín

Học bổng báo - Du học Nhật Bản uy tín

1. Học sinh có bổng báo chí là như thế nào? Học sinh vừa nhận được tài trợ về cơ sở lưu trú và học phí vừa được nhận giao báo từ Văn phòng bán báo; trong khi đó vừa được đào tạo tiếng Nhật vừa nhận được lương hàng…

[HOT] Tuyển sinh du học Nhật Bản khóa đào tạo chuyên ngành, hỗ trợ DHS đổi sang visa Tokutegino (visa kỹ năng đặc định)

[HOT] Tuyển sinh du học Nhật Bản khóa đào tạo chuyên ngành, hỗ trợ DHS đổi sang visa Tokutegino (visa kỹ năng đặc định)

Gần đây có rất nhiều bạn học sinh liên lạc với LINE thắc mắc về việc có trường Nhật ngữ nào có thể học song song tiếng Nhật với học từ chuyên ngành để du học sinh có thể thi chuyển đổi sang visa tokutegino (visa kỹ năng đặc định)…

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021 - Du học Nhật Bản LINE Tình hình dịch bệnh Corona ở Nhật Bản vẫn đang diễn biến khá phức tạp, nhưng hiện tại cũng có thông tin Chính phủ Nhật Bản sẽ sớm mở…

Bình luận như một người khách

Hoặc đăng nhập

    Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017