Những điểm khác biệt cần lưu ý khi đến Nhật

1. Sự khác biệt trong suy nghĩ của người Nhật

Khi đến Nhật bản, trước khi kết giao với người bản địa cần hiêu rõ suy nghĩ của người Nhật và người Việt rất khác nhau. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo và cách tư duy cũng như văn học cơ bản đã được truyền từ Trung Quốc, đến Hàn Quốc và qua Nhật Bản. Cùng với quá trình đó, khi đến Nhật Bản tư tưởng Nho giáo đã thay đổi phù hợp với phong thổ của mảnh đất này tạo ra một cách tư duy một nét văn hóa độc đáo của riêng đất nước Nhật Bản. Những khác biệt đó đã làm nên sự khác biệt của Nhật Bản và đất nước của chúng ta.

Điểm khác biệt của Nhật Bản

Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển, cuộc sống hòa bình, ổn định, chất lượng cuộc sống cao và còn rất nhiều cách biệt khác nữa.

điểm khác biệt của Nhật Bản

Đến thế hệ trẻ bây giờ cũng vẫn như vậy, đất nước Nhật Bản vẫn hoàn toàn khác biệt.

Mặc dù xã hội hiện đại, phát triển rất nhiều loại phương tiện giao tiếp, mọi người có thể dễ dàng tiếp xúc với nhau, dần dần cũng có thể xuất hiện nhiều điểm chung, nhưng khác biệt vẫn là khác biệt.

Dễ dàng nhất có thể thấy, phong cách mặc đồ của người Nhật không giống với chúng ta. Dù vẫn là trang phục hiện đại nhưng vẫn có thể cảm nhận được ngay sự khác biệt. Nhật Bản chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn hóa châu Âu và hiện tại vẫn như vậy.

Khi chúng ta có thể tìm hiểu rõ sự khác biệt đó là gì, dù là khác biệt lớn hay nhỏ thôi thì vẫn sẽ có thể giúp ích rất nhiều. Đầu tiên là khác biệt trong cách nghĩ về quan hệ trong gia đình. Với người Nhật thì sau khi tốt nghiệp trung học thì đã là lúc để tự lập hoàn toàn. Ngoài việc không sống chung với gia đình thì khi đó suy nghĩ đầu tiên trong đầu tất cả mọi người đó là sẽ tự kiếm tiền nộp học phí, tự trang trải sinh hoạt phí của bản thân. Người Nhật luôn nghĩ mình sẽ tự kiếm tiền tự quyết làm gì đó trước tiên.

Điểm khác biệt của Nhật Bản

Tất nhiên không phải ai cũng vậy. Thời gian gần đây ngày càng có nhiều người tuy nhiều tuổi nhưng vẫn sống với bố mẹ và nhóm NEET (Not in Employment, Education or Trainning) ngày càng tăng lên. 

Tuy nhiên thì đa số giới trẻ vẫn rất có quyết tâm, luôn biết tự định hướng mình phải đạt được mục đích nào, phải tự quyết định tương lai của bản thân. Về điều này thì bố mẹ hầu như không có can thiệp vào ý chí của con cái. Tùy từng gia đình thì sẽ khác nhau nhưng đa số bố mẹ đều ủng hộ những gì con mình yêu thích và muốn làm. Về điểm này thì tại đất nước chúng ta vốn rất khác đúng không?

Tiếp theo là cách nghĩ về học lực. Người Nhật rất coi trọng học lực nhưng học lực không trở thành điều kiện để làm gì đó. Dù nói thế nào thì Nhật Bản thi đầu vào vẫn khắt khe hơn ở nước của chúng ta rất nhiều. Học sinh Nhật Bản ngay từ khi vào học mẫu giáo đã có thi đầu vào rồi.

Tuy nhiên những điều đó cũng chỉ là thiểu số thôi, chủ yếu là do điều kiện và lựa chọn của mỗi cá nhân. Những trường mẫu giáo và tiểu học tuyển khắt khe thì có học phí rẻ và học sinh còn phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nữa nên không phải chỉ cần học giỏi thôi là có thể vào học. Khi còn đi học là như vậy nhưng khi vào làm trong công ty hay ngay cả lúc tuyển vào công ty thì học lực không phải là điều kiện tuyệt đối. Tất nhiên cũng có thể có nhiều phiến kiến cho rằng một người học giỏi thì có thể làm việc tốt.

Cũng có nhiều công ty còn có những trường cấm kị. Nhưng nếu nói ra ngay từ đầu thì mọi người đều sẽ biết. Thực tế là có nhiều người nổi tiếng và những vận động viên chuyên nghiệp còn khó khăn mãi mới có thể tốt nghiệp trung học phổ thông. Có thể nói xã hội hiện nay là xã hội không chuộng chọn trường nữa mà là một xã hội công nhận năng lực làm việc và thành quả lao động hơn. 

Cuối cùng là khác biệt trong giá trị quan mang tính xã hội. Đối với người Nhật thì luôn có thần thánh, điều này là căn bản của đạo giáo và luôn tác động đến giá trị quan của con người. Tất cả mọi thứ đều có thần. Vì vậy nên chỉ cần có một hành động xấu thì sẽ chịu trừng phạt, con người luôn phải sống chăm chỉ và hành động với lòng biết ơn.

Tuy nhiên thì tư suy về tôn giáo của người Nhật mỗi lúc lại khác nhau. Khác đến mức mà mỗi người có thể chọn tôn giáo cho mình. Nhật Bản vốn có câu nói từ khi sinh ra rồi lớn lên là Đạo giáo, khi kết hôn là Kito giáo hoặc Thiên chúa giáo, khi chết là Phật giáo. Dù sao thì đó cũng là một điều bình thường và hợp lý. Không phải là nhất định phải như thế này hay như thế kia mà lúc này thì như vậy rồi lúc khác thì sẽ lại khác, mọi người tự do theo suy nghĩ của bản thân. Nếu là một người đến từ đất nước của chúng ta, suy nghĩ trên nền tảng Nho giáo và chỉ tin vào một tôn giáo thì có lẽ là không thể hiểu được điều này. Tư tưởng Nho giáo cũng đã được phổ biến căn bản đến con người Nhật Bản.

Nhưng người Nhật không bị trói buộc trong tư tưởng đó. Chỉ có tại đất nước của chúng ta thì hoàn toàn bị trói buộc vào tư tưởng cơ bản đó và không thể nào phá vỡ được. Tất nhiên là mọi thứ sẽ dần thay đổi theo từng thời đại nhưng quan trọng là mình vẫn nên có chính kiến của mình, cũng nên nghe và tôn trọng suy nghĩ của mọi người xung quanh.

2. Những điểm lưu ý về tiếng Nhật

Hôm nay thì tôi đã nói về khác biệt trong suy nghĩ rồi vì thế điểm lưu ý đầu tiên đó là phải chú ý khi nói chuyện với những người xung quanh. Đầu tiên là biểu hiện bản thân và xung quanh. Người Nhật sẽ nói đề cao bản thân và hạ thấp hoàn cảnh. Điều này thì ở nước ta cũng vậy nhưng sẽ luôn kính trọng bố mẹ và những người có địa vị cao hơn mình.

Mọi người coi đó là thước đo giáo dục của gia đình. Người Nhật thì hoàn toàn ngược lại. Tuy là như vậy nhưng mỗi người đều có cách nói chuyện khác nhau nên cần tìm hiểu tùy từng tình huống và đối tượng.

Điểm khác biệt của Nhật Bản

Đầu tiên là bố mẹ.

Bố thông thường sẽ gọi là お父さん (otousan). Khi diễn tả bố của mình thì thường dùng 父(ちち) hoặc おとん (phương ngữ địa phương). Nếu bạn gọi như vậy thì sẽ được cho là gia đình giáo dục tốt. Tất nhiên cũng có người gọi là お父樣(おとうさま).

Có thể gọi mẹ là 母(はは), gọi vợ là 妻(つま), 嫁さん(よめさん),うちの嫁(うちのよめ), gọi chồng là ご主人(ごしゅじん) nhưng gần đây thì những cách gọi là đề cao quyền nuy của người phụ nữu thường không được sử dụng thường xuyên lắm nên thường sẽ chỉ gọi đơn giản là 旦那さん(だんなさん).

Ông thì gọi là 祖父(そふ), bà gọi là 祖母(そぼ). Những cách gọi này cũng có thể có thay đổi theo thời gian.

Tại nơi làm việc cũng vậy. Khi nói với người khác về cấp trên của công ty mình thì sẽ không thêm đuôi さん mà chỉ cần gọi là 社長(しゃちょう),部長(ぶちょう) là được. Hoặc nếu không thì chỉ cần gọi họ tên thôi cũng đủ rồi. Người Nhật đại đa số sẽ chỉ gọi mỗi họ không thôi. Khi trở nên thân thiết hơn thì có thể thêm vào tên (したのなまえ) đuôi さん hoặc ちゃん. Cũng có lúc gọi bằng nickname tuy nhiên thì chỉ khi cực kỳ thân thiết mới gọi như vậy.

Và khi hạ thấp bản thân để gọi thì có một vài cách gọi như 僕(ぼく), 俺(おれ), 私(わたし) ,わたくし(わたくし) nhưng mục đích sử dụng mỗi cụm đều khác nhau và cụm được viết trong những sách dạy tiếng Nhật わたくし lại là cụm ít được dùng nhất, không dùng thì tốt hơn. Khi sử dụng thì tốt nhất cứ nói đơn giản nhất 私(わたし).

Bài viết liên quan

Tuyển sinh du học Nhật vừa học vừa làm uy tín, phí rẻBản năm 2023

Tuyển sinh du học Nhật vừa học vừa làm uy tín, phí rẻBản năm 2023

Đến hẹn lại lên, Du học LINE xin gửi đến các bạn học sinh thông tin chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản hệ vừa học vừa làm học ký tháng 1 và tháng 4 năm 2023 như sau: I. Đối tượng tuyển sinh Nam / Nữ tuổi từ 18…

Học bổng báo - Du học Nhật Bản uy tín

Học bổng báo - Du học Nhật Bản uy tín

1. Học sinh có bổng báo chí là như thế nào? Học sinh vừa nhận được tài trợ về cơ sở lưu trú và học phí vừa được nhận giao báo từ Văn phòng bán báo; trong khi đó vừa được đào tạo tiếng Nhật vừa nhận được lương hàng…

[HOT] Tuyển sinh du học Nhật Bản khóa đào tạo chuyên ngành, hỗ trợ DHS đổi sang visa Tokutegino (visa kỹ năng đặc định)

[HOT] Tuyển sinh du học Nhật Bản khóa đào tạo chuyên ngành, hỗ trợ DHS đổi sang visa Tokutegino (visa kỹ năng đặc định)

Gần đây có rất nhiều bạn học sinh liên lạc với LINE thắc mắc về việc có trường Nhật ngữ nào có thể học song song tiếng Nhật với học từ chuyên ngành để du học sinh có thể thi chuyển đổi sang visa tokutegino (visa kỹ năng đặc định)…

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021

Tuyển sinh du học Nhật Bản học kỳ tháng 1 và tháng 4 năm 2021 - Du học Nhật Bản LINE Tình hình dịch bệnh Corona ở Nhật Bản vẫn đang diễn biến khá phức tạp, nhưng hiện tại cũng có thông tin Chính phủ Nhật Bản sẽ sớm mở…

Bình luận như một người khách

Hoặc đăng nhập

    Du học Nhật Bản uy tín - Trang thông tin về du học Nhật Bản 2017