Sử dụng phòng tắm
Tập quán tắm rửa của Nhật Bản khác biệt rất lớn so với Việt Nam nên từ những suy nghĩ về việc tắm rửa cơ bản cũng đã rất khác biệt. Thay vì khái niệm “Đi gột rửa những bụi bẩn trên người”, người Nhật Bản lại thiên về suy nghĩ “Đi ngâm mình trong làn nước ấm” hơn. Chính vì thế, người Nhật Bản khi thấy người nước ngoài ngồi kì cọ trong phòng tắm thường biểu lộ phản ứng bất mãn
Người Nhật Bản đều nghĩ rằng việc chỉ sử dụng nước tắm một lần rồi đổ đi là rất lãng phí. Chính vì thế ở Nhật Bản các gia đình thường nhận nước từ bồn tắm về sử dụng. Nếu nhìn từ quan điểm của người Việt Nam không biết mọi người có cảm thấy không sạch sẽ hay không, nhưng trước khi vào bồn tắm đã tắm rửa sạch sẽ, chỉ vào ngâm người rồi đi ra thì với mức độ này, suy nghĩ thế nào lại tùy ở mỗi người.
Người Nhật Bản nếu có khách đến và qua đêm tại nhà mình, họ sẽ chiếu cố tới mức để khách vào bồn tắm trước. Khi đó, bạn phải tắm sạch sẽ ở ngoài trước rồi mới bước vào bồn tắm và ngâm mình trong đó, nước đã sử dụng sẽ không đổ đi mà phải để nguyên ở đó. Ngoài ra phòng tắm của các gia đình Nhật Bản phần lớn đều có bồn tắm nhỏ, nếu bước vào ngồi trong đó thì sẽ sâu đến mức nước nóng ngập đến tận cổ. Hơn nữa nhiệt độ nước tắm của người Nhật thường khá cao và nóng.
- Nhà tắm công cộng
Những người đang sống ở các căn hộ không có phòng tắm thường hay đến nhà tắm công cộng gọi là Sentou. Cho dù là những người có phòng tắm ở nhà thì cũng hãy thử đến một lần để biết thêm về văn hóa Nhật Bản nhé. - Cách sử dụng nhà tắm công cộng
Bạn phải cởi giày khi đi vào và bên trong có tủ giày riêng cho nam và nữ. Nếu bạn để giày vào đây và bóc sticker ra thì nó sẽ được khóa lại. Nếu mở cửa và đi vào bên trong sẽ thấy ngay một bàn thu phí, thường thì sẽ có một người phụ nữ là chủ của nhà tắm ngồi ở đó và thu tiền, cũng có trường hợp chủ nhà là một ông chú hoặc một cô gái. Ở gần bàn thu phí sẽ thấy có bể tắm nam và nữ riêng rẽ với trần nhà hở. Nhà tắm công cộng không có chỗ cho thuê hoặc bán các loại khăn tắm, khăn mặt, xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, nên nhất định phải mang theo. - Thời gian mở cửa và giá cả
Ở cửa ra vào của nhà tắm công cộng thường treo một tấm biển lớn ghi [Mở cửa “…”]. Thời gian mở cửa của nhà tắm ở Nhật Bản là từ 4:00 chiều đến 12:00 đêm, trừ những ngày đặc biệt thì không có nơi nào mở cửa sớm vào buổi sáng. Nhà tắm công cộng ở Nhật Bản thường nghỉ một ngày trong tuần, và mở cửa cả vào mùa hè. Giá vé ở Tokyo là 340 yên, giá một cốc cà phê là 400 thì không thể nói là đắt được. Cũng có những nơi có cả tắm hơi nhưng có nhiều nơi tính giá tắm hơi riêng. - Văn hóa nhà tắm công cộng
Trước khi vào bồn tắm phải tắm qua trước rồi mới vào, không được tắm hoặc sử dụng khăn tắm trong bồn tắm chung. Ngoài ra, người Nhật Bản được giáo dục rất nghiêm khắc rằng không được làm phiền người khác nên bạn phải hành động rất cẩn thận trong nhà tắm công cộng. Bạn phải luôn chú ý để không bắn nước sang người bên cạnh, và việc nhờ một người lạ kì lưng cho mình là một điều không bao giờ được nghĩ đến. - Những người nước ngoài khi đi vào hoặc đi ra khỏi nhà tắm, hay khi thay đổi chỗ ngồi trong nhà tắm, nếu không che phần thân dưới mà cứ thế đi lại sẽ nhận được những ánh mắt sắc lạnh của những người Nhật Bản. Trước khi nghĩ đến lý do tại sao người Nhật phải ngượng ngùng trong nhà tắm chung, bạn nên nghĩ rằng không thể cố chấp với thói quen của bản thân khi ra nước ngoài và việc tôn trọng phong tục của nước sở tại là điều nên làm. Giống như câu nói “Nhập gia tùy tục” của chúng ta...