Thủ tục lưu trú và Cục quản lý nhập cảnhFAQ chuẩn bị du học
Đây là vấn đề nhất định bạn phải nắm vững khi có ý định đi du học Nhật Bản:
- Luật quản lý nhập cảnh là gì?
Việc lưu trú và hoạt động của người nước ngoài được quy định chi tiết trong “Luật quản lý xuất nhập cảnh và quy chế tỵ nạn” (dưới đây gọi tắt là Luật quản lý nhập cảnh). Du học sinh có thành tích học tập tốt, cuộc sống du học diễn ra suôn sẻ, nhưng nếu lơ là hay vi phạm những thủ tục do Luật quản lý nhập cảnh quy định thì cũng có thể không được tiếp tục học tập, các bạn cần lưu ý điều này. - Có 27 loại tư cách lưu trú
Dựa theo từng mục đích khác nhau đối với người nước ngoài đã được cho phép lưu trú tại Nhật thì có 27 loại “Tư cách lưu trú” và “Thời hạn lưu trú”. Tuy nhiên, đối với từng loại “Tư cách lưu trú” mà có những quy định về nội dung các hoạt động một cách nghiêm ngặt. Nếu tham gia bất kỳ hoạt động ngoài nội dung được quy định trong giới hạn tư cách lưu trú mà không có sự cho phép như hoạt động liên quan đến thu nhập, thì có thể sẽ bị cưỡng chế về nước, hay không được cho phép gia hạn thời gian hoặc tư cách lưu trú.
Dưới đây giải thích ngắn gọn về các loại tư cách lưu trú và nội dung hoạt động được quy định trong Luật quản lý nhập cảnh. Chi tiết cụ thể hơn hãy tham liên hệ đến Trung tâm thông tin tổng hợp về tư cách lưu trú ngoại kiều. - Cục quản lý xuất nhập cảnh ở đâu?
Đến Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương nơi người nước ngoài cư trú
Về nguyên tắc người nước ngoài phải trực tiếp đến Cục quản lý xuất nhập cảnh hay chi nhánh của nó tại nơi mình cư trú để làm thủ tục đăng ký lưu trú. Tùy theo nội dung đơn xin mà cũng có trường hợp chi nhánh không giải quyết được.

Gia hạn cư trú, gia hạn tư cách?
- Trước khi làm thủ tục xin gia hạn cư trú, gia hạn tư cách
Trường hợp “Du học” thì thời hạn lưu trú cho 1 lần xin là 6 tháng, 1 năm, 1 năm 3 tháng, 2 năm, 2 năm 3 tháng, 3 năm, 3 năm 3 tháng, 4 năm, 4 năm 3 tháng. Nếu muốn tiếp tục lưu trú sau khi thời hạn kết thúc thì bắt buộc phải xin gia hạn cư trú, gia hạn tư cách.
Nếu hết thời hạn mà không xin gia hạn cư trú, gia hạn tư cách thì dù không cố ý vẫn bị coi là “người cư trú bất hợp pháp”, 2 tháng trước khi hết hạn có thể xin gia hạn vì thế nên nộp đơn sớm từ 2 tuần đến 1 tháng trước.
Gần đây đã có quy chế cho phép các trường thay mặt sinh viên làm thủ tục gia hạn, do vậy mà có số lượng học sinh thuộc trường dạy tiếng Nhật không biết Cục quản lý xuất nhập cảnh đã tăng lên. Từ trước đến nay du học sinh phải trực tiếp đến Cục quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục đăng ký lưu trú. Các bạn hãy nhớ kỹ tư cách à thời hạn lưu trú của mình và thủ tục liên quan đến nó. - Để xin gia hạn thời gian lưu trú, tư cách lưu trú
1) Lệ phí và hồ sơ cần thiết
Khi xin gia hạn thời gian lưu trú, tư cách lưu trú phải nộp hồ sơ cần thiết, hộ chiếu và lệ phí 4.000 yên cho Cục quản lý nhập cảnh.
2) Mỗi lần xin gia hạn phải đi 2 lần
Chi cục quản lý nhập cảnh địa phương sau khi xem xét sẽ gửi kết quả qua đường bưu điện cho người làm đơn, để hoàn tất thủ tục gia hạn cần phải đến Cục quản lý nhập cảnh lần thứ 2. Sau vài ngày kể từ khi đơn xin gia hạn được đóng dấu đã được thụ lý, sẽ có thông báo từ Cục quản lý nhập cảnh. Giả sử sau đó là hết thời hạn lưu trú thì cũng không bị coi là “cư trú bất hợp pháp”. Khi có lý do đặc biệt mà muốn được nhận ngay giấy gia hạn thì có thể đề nghị với nơi nhận đơn.
3) Đóng dấu “Chỉ cho lần này” không có nghĩa là lần cuối cùng
Cũng có trường hợp trước khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp 1 năm hoặc trước trước khi tốt nghiệp trường dạy tiếng Nhật nửa năm, trong giấy phép lưu trú được đóng dấu với dòng chữ “Chỉ gia hạn cho lần này”. Câu này có nghĩa là việc gia hạn tư cách lưu trú cho lần này là kết thúc. Sau đó, trong trường hợp cần tiếp tục học tập với tư cách lưu trú như trước hoặc có nguyện vọng lưu trú gia hạn tư cách, bạn có thể làm thủ tục xin gia hạn lưu trú, gia hạn tư cách kèm theo lí do cụ thể. Ngoài ra, trong trường hợp khi gia hạn tư cách lưu trú mà có nguyện vọng tiếp tục lưu trú thì cũng không bị ảnh hưởng bởi con dấu trên.
4) Chuyển đổi từ “Lưu trú ngắn hạn” sang “Du học”
Về nguyên tắc không thể chuyển đổi tư cách từ “Lưu trú ngắn hạn” sang “Du học”. Do vậy, phải xin “Giấy xác nhận tư cách lưu trú” sau đó về nước xin lại visa ở Đại sứ quán rồi mới quay trở lại Nhật. Trường hợp có tư cách “Lưu trú ngắn hạn” nhưng trong visa ghi rõ là đến Nhật với mục đích thi nhập học thì có thể làm thủ tục xin chuyển đổi tư cách lưu trú. - Cho phép tái nhập cảnh
Từ tháng 7-2012 sẽ thay đổi quy chế cho phép tái nhập cảnh. Nếu quay trở lại trong vòng 1 năm thì không phải xin phép tái nhập cảnh như hiện nay. Khi xuất cảnh bạn cần xuất trình thẻ lưu trú và hãy trở lại Nhật trong vòng 1 năm. - Hủy bỏ tư cách lưu trú
Theo như Luật quản lý nhập cảnh sửa đổi tháng 12-2004, thì có thể áp dụng quy chế hủy bỏ tư cách lưu trú. Nếu người làm đơn khai man lý lịch, hồ sơ và những hoạt động mà mình sẽ thực hiện ở Nhật thì sẽ bị hủy bỏ tư cách lưu trú. Ngoài ra, tư cách lưu trú cũng sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp trên 3 tháng không triển khai hoạt động nêu trong tư cách lưu trú, trừ trường hợp cólý do chính đáng. - Người thân đi cùng
Vợ hoặc chồng, con của người có tư cách lưu trú “Du học” có thể lưu trú ở Nhật 1 hoặc 2 năm tùy theo thời hạn của người du học, với tư cách là “Người thân đi cùng”. Cần lưu ý khi người thân nhập cảnh bằng visa “lưu trú ngắn hạn” thì ở Nhật rất khó chuyển đổi thành tư cách “Người thân đi cùng”. - Hoạt động ngoài tư cách lưu trú
Du học sinh và nghiên cứu sinh được phép lưu trú tại Nhật với mục đích học tập nên về cơ bản không được đi làm việc. Trường hợp muốn đi làm thêm để có tiền trả học phí và sinh hoạt phí sau khi đã quen với cuộc sống ở Nhật và trong phạm vi không ảnh hưởng đến học tập, thì phải xin phép trước Cục quản lý nhập cảnh địa phương. Trong trường hợp được phép thì cũng chỉ là trong phạm vi của việc học tập, mỗi ngày tối đa được làm thêm 4 tiếng ( một tuần 28 tiếng, trong những dịp nghỉ lễ dài ngày được làm tối đa 8 tiếng / ngày), không được phép làm tại những nơi kinh doanh nhạy cảm như quán bar, quán rượu múa cột…
Cần chú ý là nếu làm thêm mà không có sự cho phép trong hoạt động ngoài tư cách hay làm thêm vượt quá phạm vi cho phép thì tùy trường hợp và tùy đối tượng sẽ bị xử lý và có thể bị cưỡng chế về nước do vi phạm luật lao động.
Trên đây là những thông tin lưu trú và nhập cảnh cần thiết cho bạn khi đi du học Nhật Bản hoặc du lịch, bảo lãnh nhân thân. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ với Line du học để được tư vấn chi tiết.
duhocnhatbanline.com