Tìm hiểu thông tin du học, chắc chắn bạn không thể bỏ qua vừa học vừa làm tại Nhật đầy tiềm năng. Nhưng, thực tế con đường này có trải đầy hoa hồng như một số bài báo đăng tải? Cùng du học Nhật Bản Line tìm hiểu kỹ lưỡng hơn ngay sau đây.
Hiểu đúng và đủ về vừa học vừa làm tại Nhật
Thực chất, vừa học vừa làm tại Nhật vẫn là một loại hình du học, nhưng sinh viên sử dụng thời gian rảnh để làm thêm để trang trải cơ bản chi phí học tập và sinh hoạt, không phụ thuộc quá nhiều vào khoản chu cấp gia đình gửi sang. Trào lưu này xuất phát từ sự mở cửa, toàn cầu hóa của nền giáo dục của Nhật Bản, cũng như mục tiêu thu hút nguồn nhân lực chất lượng, khỏa lấp chỗ trống do tốc độ già hóa dân số nhanh để lại cho nền kinh tế. Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đã góp phần tạo nên vị thế, tiếng tăm của Nhật Bản trên thị trường lao động, và du học hiện nay.
Du học sinh Nhật Bản làm thêm được phép làm thêm 28 tiếng/ tuần, và tăng lên 40 tiếng/ tuần đối với tuần lễ và kỳ nghỉ. Các công việc sinh viên thường được nhận và ứng tuyển là nhân viên bán hàng, phục vụ nhà hàng, rửa bát, thu ngân,... tùy theo trình độ, năng lực. Một số công việc sinh viên may mắn có thể nắm bắt như phiên dịch Tiếng Việt, làm việc tại nhà hàng Việt Nam, trợ giảng trung tâm dạy Tiếng Việt,... Mức lương tối thiểu cho những công việc này vào khoảng 800 - 1.200 yên/ giờ. Làm việc chăm chỉ, sinh viên hoàn toàn có thể trang trải học phí, cùng những chi phí sinh hoạt cơ bản. Thậm chí, sinh viên tiết kiệm có thể gửi cho gia đình một khoản hàng tháng.
Thực tế, sinh viên theo con đường vừa học vừa làm tại Nhật phải chịu khá nhiều áp lực, khó tìm được cân bằng trong cuộc sống. Đa số công việc du học sinh được nhận đều vào ca đêm, làm đồng hồ sinh hoạt bị đảo lộn, ảnh hưởng không ít tới sức khỏe và sự tập trung, tỉnh táo. Buổi sáng, sinh viên thường mất tập trung, ngủ gật trong lớp học, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Sinh viên cần dựa vào thời khóa biểu của mình, lựa chọn công việc làm thêm hợp lý. Đừng cố gắng ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc, vừa không hiệu quả, vừa ảnh hưởng đến từng công việc, làm sinh viên cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Hãy cố gắng thời gian biểu thật khoa học, và hợp lý, dành cho bản thân những khoảng thời gian để thư giãn, trải nghiệm và nghỉ ngơi. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần, để trải nghiệm, để đi đó đây, để sống thật nhiệt huyết và tự do.
Thực tế con đường du học Nhật Bản vừa học vừa làm
Một thực tế không thể phủ nhận, thời gian được phép của du học sinh Nhật Bản làm thêm không tận dụng được toàn bộ thời gian rảnh rỗi của sinh viên. Nên xuất hiện tình trạng sinh viên làm chui, làm các công việc lao động chân tay vất vả để kiếm thật nhiều tiền. Hình ảnh người Việt lao động vất vả tại các công trường dưới mác sinh viên làm thêm không còn xa lạ. Đã có những trường hợp bỏ học, bỏ tiết học để đi làm, hoặc để hồi phục sức khỏe. Hết hạn visa lưu trú còn xảy ra tình trạng bỏ trốn của một số du học sinh và người lao động. Hậu quả, Việt Nam có tên là một trong 5 quốc gia bị thắt chặt quản lý và điều kiện xin cư trú vào Nhật Bản từ năm 2017.
Con đường vừa học vừa làm tại Nhật vốn là con đường khó khăn, đòi hỏi sinh viên tự lập ngay từ những ngày đầu tiên, và đặt những áp lực tài chính nhất định lên sinh viên. Tìm được cân bằng, và hoàn thành kỳ du học thành công với kết quả mong ước, và vốn kiến thức, kỹ năng toàn diện quả thực là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, tài chính là một trong những yếu tố hàng đầu sinh viên cần cân nhắc trước khi đi du học.
Chắc chắn rằng, vừa học vừa làm tại Nhật không quá lý tưởng, và hoàn toàn thuận lợi như một số bài viết tung hô. Nhưng đây là giải pháp du học lâu dài cho sinh viên gia đình điều kiện còn hạn chế. Quan trọng nhất, sinh viên phải luôn ý thức được du học là để học, chứ không phải để “kiếm tiền”.
Công ty tư vấn du học Nhật Bản Line luôn đồng hành và hỗ trợ tối đa cho bạn trên con đường du học Nhật Bản.