Chắc hẳn bộ đồ Kimono truyền thống của người Nhật không còn quá xa lạ với chúng ta. Đặc biệt là các bạn du học sinh khi du học Nhật Bản chắc chắn đã từng một lần mặc lên người bộ trang phục tuyệt đẹp đó. Vậy các bạn đã thử một lần tìm hiểu nguồn gốc về bộ Quốc phục này?
Hôm nay tôi với các bạn sẽ cùng tìm hiểu về bộ trang phục độc đáo này nhé.
Có thể nói Kimono là bộ trang phục khá cầu kì và có từ rất lâu đời .
- Lịch sử phát triển
Kimono có rất nhiều loại và thay đổi rất nhiều. Nó không đơn thuần chỉ là một bộ quần áo mà còn phản ánh văn hóa xã hội qua từng giai đoạn lịch sử của nước Nhật.
Ra đời vào thời kì Heian (794 – 1185), những bộ Kimono lúc này đầy màu sắc với 12 lớp áo, những người Hoàng tộc có khi mặc những bộ Kimono có đén 16 lớp.
Thời đại Kamakura (1185 – 1133) do ảnh hưởng của tầng lớp binh sĩ và quân nhân nên Kimono không còn cầu kì mà thay vào đó là những bộ Kosode tay áo ngắn trở nên thịnh hành.
Năm 1615, tướng quân Tokugawa rời đô từ Kyoto lên Tokyo, bộ Kimono trở thành vật để khẳng định địa vị xã hội.
Năm 1853, người Nhật mở cửa với thế giới phương Tây. Vì thế đến thời Minh Trị (1868 – 1912) người ta đòi hỏi các bộ trang phục phù hợp hơn để làm việc. Tuy nhiên cũng vì thế mà vải vóc được nhập khẩu về để may Kimono và các bộ trang phục khác.
Thời kì Showa (1926 – 1989), thiết kế của những bộ Kimono ít phức tạp hơn do ảnh hưởng ít nhiều bởi thời trang của các nước Âu Mỹ nhưng vẫn giữ đươc hình dáng ban đầu.
Ngày nay Kimono được xem là một bộ trang phục truyền thống và chỉ được mặc trong các dịp lễ lớn.
- Cấu tạo của một bộ Kimono
Kimono gồm có 4 mảnh chính: 2 mảnh thân áo và 2 mảnh tay áo. Các mảnh phụ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp. Những mảnh vải này sau đó được khâu thủ công lại với nhau để tạo hình dáng cơ bản cho Kimono. Thông thường, loại vải được dùng là lụa nhưng với Yukata mặc mùa hè thường được làm bằng vải cotton. Kimono được chia ra làm nhiều mảnh như vậy để phục vụ cho việc tách Kimono ra để thay thế, sửa chữa nếu bị cũ, bạc màu…một cách dễ dàng hơn.
Để mặc hoàn chỉnh bộ Kimono mất khá nhiều thời gian và không thể tự mặc. Trước tiên sẽ cần phải mặc Juban là một chiếc áo lót trước, sau đó đến áo và cuối cùng là thắt lưng Obi. Người Nhật có hơn 100 cách để buộc Obi. Đây là phụ kiện không thể thiếu và cũng là niềm tự hào của các nghệ nhân trang phục Nhật Bản.
Những vật dụng cần thiết khác dùng với Kimono bao gồm guốc gỗ zozi, tất tabi mầu trắng để tôn lên màu sắc của Kimono.
Các bạn thấy không? Có quá nhiều thông tin về bộ trang phục này rồi mà vẫn chưa thể đầy đủ. Hy vọng những thông tin còn lại sẽ được các bạn thu nạp thêm trong chuyến hành trình du học Nhật Bản cùng với đất nước Nhật Bản xinh đẹp nhé.
Chúc các bạn có thêm nhiều trải nghiệm khi du học Nhật Bản.