Các bạn du học sinh khi qua Nhật đi du học Nhật Bản hay sang Nhật làm việc, công tác chắc chắn rất nhiều bạn đã được đáp xuống sân bay Kansai, một trong những sân bay quốc tế hiện đại bậc nhất thế giới. Đặc biệt là bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng vô cùng choáng ngợp đến khó tin.
Là cửa ngõ quốc tế dẫn vào vùng Kansai (bao gồm: Osaka, Kyoto, Kobe, Nara…) Kansai là sân bay rộng lớn được xây dựng trên một vùng đất lấn biển thuộc vịnh Osaka khánh thành vào năm 1994.
Đây là công trình của kiến trúc sư người Ý Renzo Piano. Trước khi trở thành 1 trong 10 công trình kiến trúc ấn tượng nhất thiên niên kỷ nó từng bị coi là thảm họa kỹ thuật.
Dù nằm tách biệt hoàn toàn với đất liền trên một hòn đảo nhân tạo nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng những phương tiện giao thông phổ biến như ô tô, xe bus, taxi, tàu, phà siêu tốc… không khác gì trên đất liền.
Để hoàn thành công trình tạo đảo và xây dựng sân bay Kansai những con số ấn tượng lần lượt xuất hiện. Người Nhật đã phải mất 20 năm trời với 1500 tỉ Yên.
Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành đảo nhân tạo. Họ xây dựng một con đê bằng tường đã để bảo vệ vùng biển sẽ xây đảo dài 11 km và khai thác 3 ngọn núi lấy 21 triệu mét khối đất để lấp đầy bên trong bức tường và đổ 48.000 khối bê tông trên biển.
Sau khi làm đảo xong người ta bắt tay vào công đoạn xây dựng sân bay Kansai. Sự ưu việt của đồ án này là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà thay thế vào là những thanh giằng bằng thép không gỉ lắp ráp với kính màu. Nhìn toàn bộ công trình rất nhẹ nhàng và thanh thoát.
Để nối hòn đảo với đất liền, Nhật Bản đã cho xây dựng một cây cầu sắt dài 3.7 km cao 108m so với mặt nước biển. Cầu gồm 2 tầng, tầng trên rộng 30m với 12 làn xe, tầng dưới là đường sắt.
Có khả năng chống chọi bão, động đất, sóng thần nhưng Kansai cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Nằm giữa biển khơi mênh mông, không có vật cản gió buộc hãng hàng không của Nhật phải quy định nếu sức gió vượt quá 13 m/s sẽ đình chỉ máy bay lên xuống để đảm bảo an toàn. Vấn đề thứ hai là nước muối biển, hàng năm Nhật Bản phải thay hàng loạt máy lọc muối ở những điểm thông gió. Và vấn đề thứ ba là sự tác động của các yếu tố bên ngoài và tầng địa chất làm đảo thường xuyên bị lún, phải sau 30 – 50 năm nó mới thực sự ổn định.
Vậy tại sao người Nhật lại phải đánh đổi để có một công trình như vậy?
Kansai đã giải quyết được tình trạng quá tải tại sân bay quốc tế Osaka. Với một quốc gia chủ yếu là đảo và đồi núi, xung quanh là biển nên đất liền khan hiếm thì việc dùng đất dành cho các công trình lớn. Ngoài ra Kansai còn được bình chọn là sân bay quốc tế có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Hơn 20 năm qua, chưa một trường hợp nào phàn nàn về việc bị mất hành lý.
Đây quả là một công trình đáng tự hào của đất nước Nhât Bản và là một tuyệt tác của thế giới.
Các bạn đã yên tâm khi đáp xuống sân bay Kansai khi đi du học Nhật Bản chưa. Đất nước Nhật Bản luôn chào đón bạn.